Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

111 phòng xét nghiệm trên toàn quốc được phép tìm COVID-19

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật RT- PCR.

Trong đó có 39 phòng đã được phép (22 các cơ sở Y tế tuyến Trung ương và các Bệnh viện, 14 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 03 đơn vị ngoài ngành y tế).

Số mẫu xét nghiệm từ ngày 16-19/4/2020 là 17.900 mẫu tương đương khoảng hơn 4.000 mẫu/ngày và tương đương với các ngày trước đó nhưng không ghi nhận trường hợp mắc.

Theo thống kê tại Việt Nam, trong tuần qua chỉ ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc mới, trong khi đó có 64 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Số mắc mới trong tuần cao nhất được ghi nhận vào ngày 13/4 với 5 trường hợp, 3 ngày sau đó mỗi ngày chỉ ghi nhận thêm 1 trường hợp và liên tiếp 4 ngày từ 17-20/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Tuy nhiên, có một số trường hợp ca nhiễm COVID-19 đã được chữa khỏi bệnh nhưng lại 'tái dương tính' với SARS-CoV-2. Về nội dung này, PGS.TS Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) chia sẻ thêm, tới nay, Hàn Quốc (nơi đã có hơn 10.600 ca mắc, 234 ca Tu vong, tính tới sáng 19/4) đã có báo cáo ghi nhận tới hơn 100 ca tái nhiễm COVID-19 sau khi được công bố khỏi bệnh hoàn toàn.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) đang điều tra thêm sự việc này bằng cách chạy các xét nghiệm khác. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đang tìm hiểu thêm trước khi đưa ra câu trả lời chắc chắn.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu điều tra ban đầu cho thấy có thể do một số nguyên nhân khác nhau.

Trước hết, có thể sự hoạt động trở lại của lượng virus còn tồn đọng trong cơ thể bệnh nhân. Nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa phát triển được đủ để chống lại virus hoặc hệ miễn dịch bị yếu đi sau khi hồi phục, lượng virus trước đây chưa được phát hiện có thể được kích hoạt trở lại.

Cũng có thể, loại virus mới này có khả năng tồn tại trong trạng thái "ngủ" trước khi được kích hoạt trở lại. Bên cạnh đó, test xét nghiệm có thể phát hiện ra những phần "ch*t" của virus, không còn khả năng lây nhiễm hay lây lan.

Dấu hiệu cảnh báo tim của bạn 'có vấn đề', đi khám ngay kẻo ân hận mấy cũng muộn

Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “kẻ sát nhân thầm lặng”. Diễn biến trong âm thầm chính là điều làm nên sự nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, nếu đột nhiên bạn gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám ngay lập tức.

Cách tránh stress trong giai đoạn dịch COVID-19 ‘hoành hành’

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.

Những việc người bệnh ung thư nên làm để chống lây nhiễm COVID-19

Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không mắc ung thư.

Việt Nam có bao nhiêu F1,F2 đang cách ly theo dõi y tế?

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cập nhật ngày 20/4, Việt Nam đứng thứ 118/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN. Có 51.069 người là F1,F2 đang được cách ly tập trung và cách ly tại nhà theo dõi y tế.

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/111-phong-xet-nghiem-tren-toan-quoc-duoc-phep-tim-covid19-1645317.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY