Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

12 giờ vàng của người nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim ch*t đi và không thể hồi phục.
nhồi máu cơ tim là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim ch*t đi và không thể hồi phục. Nếu người bị nhồi máu cơ tim không được điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến Tu vong. Nếu được can thiệp sớm trong vòng 12 giờ đầu từ khi khởi phát đau ngực, khả năng cứu sống người bệnh hơn 90%.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp

Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim cấp là do xơ vữa động mạch vành. Những mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch, làm cho máu không đến để nuôi cơ tim được, có thể dẫn đến hoại tử vùng cơ tim đó nếu không được can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, mảng xơ vữa thường không phát triển từ từ mà nó có thể bị nứt, vỡ ra đột ngột. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, quá trình hình thành cục huyết khối được khởi động. Quá trình này được bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể được hình thành ngay trên mảng xơ vữa bị nứt ra đó và gây tắc đột ngột động mạch vành.

Cơn đau thắt ngực điển hình

Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp là cơn đau thắt ngực điển hình: Đau như bóp nghẹt phía sau xương, ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 30 phút và không đỡ khi dùng Thu*c giãn động mạch vành. Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (nhồi máu cơ tim thầm lặng). Hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Ngoài ra, người bị nhồi máu cơ tim cấp còn có các triệu chứng khác như: vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn... Dựa trên những biểu hiện lâm sàng và những xét nghiệm quan trọng, thầy Thu*c sẽ chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý khác như: Bóc tách động mạch chủ, thuyên tắc động mạch phổi, thủng dạ dày do loét, tràn khí màng phổi, thủng thực quản gây viêm trung thất, viêm màng ngoài tim...

Làm gì khi xuất hiện cơn đau ngực kéo dài?

Khi xuất hiện những cơn đau ngực kéo dài cần ngừng ngay hoạt động và công việc đang làm, có thể nằm nghỉ, sử dụng Thu*c nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu người bệnh đã được chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây. Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưỡi, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất.

nhồi máu cơ tim là một hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng Thu*c làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được Tu vong và những biến chứng sau đó, hạn chế tối đa vùng cơ tim bị ch*t, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Can thiệp mạch vành và nhồi máu cơ tim cấp

Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, tốt nhất là 6 giờ đầu làm thông hoàn toàn mạch vành bị tắc trước đây, tái tưới máu nuôi vùng cơ tim bị hoại tử hay thiếu máu, bệnh nhân giảm hoặc hết đau ngực ngay lập tức, cơ tim hồi phục và không bị hoại, bệnh nhân có thể trở về cuộc sống và hoạt động thể lực gần như bình thường trong rất nhiều năm.

Được xem là thủ thuật xâm nhập tối thiểu, thông tim can thiệp không cần gây mê toàn thân, bệnh nhân chỉ phải nằm viện 1-2 ngày, các biến chứng nặng hiếm khi xảy ra, tỷ lệ thành công cao, bệnh nhân tránh khỏi một phẫu thuật lớn lồng ngực (phẫu thuật bắc cầu mạch vành).

Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả kéo dài bệnh nhân cần có chế độ điều trị và theo dõi tốt như phải uống Thu*c liên tục, luyện tập thể dục đều đặn, không hút Thu*c lá, điều trị tốt đái tháo đường và tăng huyết áp.

Một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương mạch vành nhiều chỗ hoặc lan tỏa hoặc tổn thương nặng thân chung động mạch vành trái, kỹ thuật đặt stent không thể thực hiện được can thiệp mạch vành. Các trường hợp này cần được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khẩn cấp. Một vài trường hợp tổn thương cũng không thể phẫu thuật được, điều trị nội khoa tích cực là cách duy nhất giúp người bệnh.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Với những người bị bệnh mạch vành hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, nên tuân thủ đều đặn chế độ Thu*c mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim... Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

Đối với người bệnh nhồi máu cơ tim, việc thay đổi lối sống như bỏ Thu*c lá, ăn thức ăn có ít cholesterol, hạn chế mỡ, muối... điều trị một số bệnh có liên quan như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu... và tiếp tục sử dụng lâu dài một số Thu*c đặc hiệu là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.

Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xảy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục (tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao...).

Thạc sĩ Vũ Hồng Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-12-gio-vang-cua-nguoi-nhoi-mau-co-tim-22157.html)

Chủ đề liên quan:

cơ tim nhồi máu cơ tim

Tin cùng nội dung

  • Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim (không phải lớp ngoài - ngoại tâm mạc và lớp trong - nội tâm mạc) của cơ tim bị tổn thương
  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm khuẩn, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đau thắt ngực là một cảnh báo rất hữu hiệu, triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim.
  • Nếu như rối loạn máu mỡ giết dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY