Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

165.000 trẻ Ch?t trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp vì ngửi khói Thuốc lá

Ngày 30/5/2019, tại Hà Nội, Văn phòng Bộ Y tế; Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cơ quan Bộ Y tế; Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không Thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không Thuốc lá từ ngày 25 đến ngày 31/5.

Phát biểu tại buổi Lễ, GS.TS.Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cho biết: Để huy động sự tham gia đông đảo của cộng đồng và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách cho công tác phòng chống tác hại Thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới Không Thuốc lá.

Tại Việt Nam, hưởng ứng Ngày Thế giới Không Thuốc lá, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình Phòng chống tác hại Quốc gia tổ chức Tuần lễ Quốc gia không từ ngày 25/5 đến ngày 31/5. Ngày 26/5 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức Mít tinh với chủ đề “Thuốc lá và bệnh về phổi” với sự tham dự của đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành, Đoàn thể Trung ương và các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

GS.TS Nguyễn Viết Tiến biểu dương Văn phòng Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống tác hại của đã phối hợp đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá, góp phần tạo môi trường “Xanh- Sạch –Đẹp “ tại Cơ quan Bộ Y tế; đồng thời Thứ trưởng thường trực Nguyễn Viết Tiến cũng đề nghị Quỹ Phòng chống tác hại sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Bộ Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả công tác phòng chống tác hại tại Cơ quan Bộ Y tế.

Thủ trưởng các Đơn vị gương mẫu và tiếp tục phổ biến, quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức của Đơn vị trong việc thực thi môi trường không mà Đơn vị đã ký cam kết với Lãnh đạo Bộ cuối năm 2015. Đề nghị đưa nội dung thực hiện môi trường không vào kế hoạch hằng năm của Đơn vị.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến phát biểu tại sự kiện.

Văn phòng Bộ Y tế phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của Thuốc lá, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cơ quan Bộ thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thực hiện môi trường không khói Thuốc tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

Công đoàn Cơ quan Bộ, Đoàn thanh niên Cơ quan Bộ tiếp tục phát huy vai trò sáng tạo, xung kích trong việc tuyên truyền cho tất cả đoàn viên triển khai thực hiện Cơ quan không Thuốc lá. Xây dựng các mô hình điển hình, tổng kết và nhân rộng trong công tác phòng chống tác hại Thuốc lá, góp phần giảm tỷ lệ người hút Thuốc lá, tạo môi trường không Thuốc lá tại Cơ quan Bộ.

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Y tế sẽ là một tuyên truyền viên, gương mẫu thực hiện nói không với Thuốc lá tại cơ quan, gia đình và cộng đồng. Hình ảnh này sẽ có ý nghĩa lan tỏa, tuyên truyền lớn vì Bộ Y tế là Cơ quan đầu não của Ngành Y tế, nếu gương mẫu thì sẽ làm gương cho các Cơ quan, đơn vị và cơ sở y tế trên toàn quốc.

Thuốc lá - Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại của Thuốc lá cho biết: Sử dụng Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trên toàn thế giới hàng năm có đến hơn 90% tổng số người người mắc bệnh ung thư phổi và đến hơn 75% số ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là người hút Thuốc lá.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút Thuốc lá là 96,8%, một số trường hợp Tu vong do mắc các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca Tu vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, và một trong những nguyên nhân là do sử dụng Thuốc lá cao.

Hút Thuốc thụ động còn là nguyên nhân gây các bệnh về phổi đối với trẻ em. Hút Thuốc thụ động từ khi còn nhỏ có thể sẽ làm các em phải gánh chịu hậu quả về sức khỏe tuổi trưởng thành như làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ. Trên toàn cầu ước tính có đến 165.000 trẻ em Ch?t trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút Thuốc thụ động.

Các hoạt động phòng chống tác hại Thuốc lá đang ngày càng được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Tại 63 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại Thuốc lá. Nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung của phòng chống tác hại Thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút Thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Nghi thức thả bóng và hoạt động đi xe đạp của các đại biểu nhằm hưởng ứng Ngày thế giới không Thuốc lá 31/5 và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không Thuốc lá.

Tại buổi lễ, PGS.TS.Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Y tế cam kết phối hợp với Văn phòng Bộ, Quỹ Phòng chống tác hại của Thuốc lá sẽ tích cực thông tin, tuyên truyền về tác hại của Thuốc lá thông qua việc xây dựng website của Công đoàn Bộ Y tế, phổ biến tài liệu truyền thông, pano, áp phích tới toàn thể đoàn viên Công đoàn Cơ quan Bộ.

Thường xuyên giám sát, nhắc nhở đoàn viên công đoàn không hút Thuốc lá nơi làm việc, gắn tiêu chí xây dựng môi trường làm việc không khói Thuốc với việc bình xét thi đua khen thưởng nhằm bầu ra công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận vững mạnh hàng năm.

Định kỳ kiểm tra, khảo sát đánh giá kết quả hoạt động phòng chống tác hại Thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói Thuốc, báo cáo về Công đoàn Y tế Việt Nam và Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá với những tiêu chí, số liệu cụ thể.

Cũng tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Thanh An, Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Cơ quan Bộ Y tế kêu gọi các đoàn viên thanh niên Cơ quan Bộ Y tế “Nói không với Thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi” và mong muốn các đoàn viên thanh niên không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống tác hại Thuốc lá cho cộng đồng, xã hội, đây là một việc có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng chống nguy cơ bệnh tật do Thuốc lá gây ra cho cộng đồng chúng ta.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-mit-tinh-huong-ung-ngay-the-gioi-khong-thuoc-la-31-5-n158252.html)

Tin cùng nội dung

  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY