Mô hình do viện đo lường và đánh giá sức khỏe (ihme) và tổ chức y tế thế giới (who) thực hiện tại châu âu cho thấy trong hai năm đầu tiên của đại dịch, ít nhất 17 triệu người trên 53 nước thành viên gặp phải tình trạng hậu covid, còn gọi là covid-19 kéo dài.
Theo ihme, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới, khoảng một phần ba nữ giới và một phần 5 số nam giới có khả năng phát triển covid-19 kéo dài. nguy cơ gia tăng đáng kể ở các ca nhiễm bệnh nặng, cần nhập viện.
Who cho rằng các chuyên gia còn nhiều điều cần tìm hiểu về covid-19 kéo dài, đặc biệt là cách nó biểu hiện ở những người đã được tiêm chủng, người chưa được tiêm chủng, tác động của nó đến tình trạng tái nhiễm. nghiên cứu mới nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về phân tích, đầu tư, hỗ trợ và đoàn kết giải quyết tình trạng này.
Nghiên cứu của ihme còn cho thấy gần 145 triệu người trên khắp thế giới gặp một trong ba triệu chứng covid-19 kéo dài trong hai năm đầu tiên của đại dịch. phổ biến nhất là mệt mỏi, đau nhức cơ thể, thay đổi tâm trạng, khó thở và các vấn đề nhận thức.
"hàng triệu người trong khu vực, gồm châu âu và trung á đang phải đối mặt với triệu chứng suy nhược nhiều tháng sau lần mắc covid-19 đầu tiên. họ không thể tiếp tục chịu đựng trong im lặng. chính phủ và các cơ quan y tế phải tìm ra giải pháp dựa trên nghiên cứu và bằng chứng khoa học", tiến sĩ hans henri p. kluge, giám đốc who khu vực châu âu, cho biết.
Bệnh nhân covid-19 kéo dài được điều trị tại bệnh viện ichilov ở tel aviv, israel, ngày 21/2. ảnh: reuters
Covid-19 kéo dài ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Các triệu chứng có thể tồn tại từ lần mắc bệnh cấp tính, dai dẳng không biến mất hoặc xuất hiện sau khi bệnh nhân hồi phục. Chúng đến và đi hoặc tái phát theo thời gian. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, làm việc hàng ngày.
Để giúp giải quyết những lỗ hổng trong kiến thức về covid-19 kéo dài, who đã thiết lập quan hệ đối tác chính thức với tổ chức long covid europe, mạng lưới gồm 19 hiệp hội bệnh nhân, có trụ sở tại các quốc gia thành viên trên toàn lục địa.
Các tổ chức cùng nhau phát triển ba mục tiêu lớn: công nhận và chia sẻ kiến thức, hỗ trợ các dịch vụ y tế trang bị đầy đủ nhằm ứng phó với vấn đề, không bỏ mặc bệnh nhân nào vật lộn với tình trạng covid-19 kéo dài.
Chủ đề liên quan:
châu âu Chính sách sức khỏe covid-19 Covid-19 kéo dài di chứng Covid-19 hậu covid khám chữa bệnh