Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

3 điểm mấu chốt phòng và trị đái tháo đường

Bằng cách tiết chế, gia tăng hoạt động thể lực và không hút Thu*c, cân nhắc khi uống rượu có thể giúp cải thiện đường huyết và ngăn chặn biến chứng.

Điều trị người bệnh ĐTĐ ngày nay ngoài chỉ tiêu về glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh lipid máu, quản lý số đo huyết áp, điều chỉnh các rối loạn đông máu, phát hiện sớm các biến chứng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hãy tiết chế, gia tăng hoạt động thể lực và không hút Thu*c, cân nhắc khi uống rượu vì điều này có thể giúp cải thiện đường huyết (ĐH) cũng như những yếu tố nguy cơ ở bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) như tăng huyết áp (THA) và rối loạn mỡ máu.

Chế độ ăn

Nhu cầu năng lượng của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào cân nặng, mức độ lao động do đó chế độ ăn của mỗi bệnh nhân ĐTĐ cũng khác nhau. Điều quan trọng là cần ăn uống đầy đủ thành phần trong mỗi bữa ăn, nên phân bố các thành phần theo tỉ lệ: carbohydrates 50-60%, chất béo < 30%, protein 10-20%, chất xơ trong chế độ ăn: tối thiểu 20g/1.000Kcalo.

Cần bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể không cần bổ sung nếu chế độ ăn cân đối.

Hạn chế bia rượu, tuy nhiên nếu dùng cần tính vào năng lượng tổng cộng (chỉ được dưới 10%).

Phân bố bữa ăn

Có thể dùng chế độ 3 bữa chia đều sáng - trưa - chiều. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cần ăn nhiều bữa, tuy nhiên bệnh nhân ĐTĐ đang tiêm insulin có thể chia làm 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ). Việc phân bổ thức ăn dù nhiều hay ít vẫn nằm trong tổng số năng lượng đã tính toán.

Trong chế độ ăn cần hạn chế đường hấp thu chậm (các loại thực phẩm có chứa tinh bột, ngũ cốc, củ, hạt như: cơm gạo, bún, bánh mì, khoai... Những thực phẩm này cần ăn với lượng vừa phải và có thể thay thế cho nhau.

Tránh đường hấp thu nhanh: nước ngọt, sữa đặc có đường, chè ngọt, bánh mứt kẹo các loại…

Cần ăn nhiều rau vì rau chứa nhiều chất xơ giúp chậm hấp thu đường và mỡ, thịt cần tiết chế nếu mắc bệnh thận hay suy thận.

Bệnh nhân ĐTĐ cần thường xuyên gặp gỡ các chuyên gia dinh dưỡng để được điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và kịp thời.

 Tập thể dục giúp phòng chống bệnh đái tháo đường

Họat động thể lực

Nên tập thể dục mỗi ngày 30 phút 5 ngày mỗi tuần. Trước khi tập cần kiểm tra tim mạch, mạch vành, thận huyết áp, võng mạc, bàn chân (kiểm tra xem có bị giảm hay mất mạch không, có triệu chứng đau cách hồi, biến dạng bàn chân không).

Cần uống nước đầy đủ, đi giày dép phù hợp để chân không bị chấn thương và khô, đeo thẻ bệnh nhân ĐTĐ, cần lưu ý bạn cùng tập dấu hiệu nhận biết tình huống hạ ĐH để xử trí kịp thời.

Phải đo ĐH trước khi tập, nếu đường huyết 14mmol/l (252mg/ dl), có nhiễm ceton thì không nên tập. Khi đường huyết < 6 mmol/l (108mg/dl), có thể ăn thêm 15g carbohydrate.

Luôn có sẵn nguồn đường để xử trí hạ ĐH như nước ngọt, kẹo.  Nếu luyện tập tích cực cần giảm liều insulin trước khi tập hay bổ sung nguồn carbohydrate. Bài tập được lên kế hoạch và qui định thời gian.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 béo phì hay quá cân có thể cân nhắc dùng Thu*c giảm cân như là Thu*c phụ trị.

Trong và sau khi tập cần ngăn ngừa nguy cơ hạ ĐH như:

- Bổ sung nguồn carbohydrate hay giảm liều insulin.

- Cân nhắc bữa phụ trước giờ đi ngủ.

- Nếu có tăng ĐH sau luyện tập cho thấy thiếu insulin lúc luyện tập, do đó cần theo dõi ĐH chặt chẽ để chỉnh liều insulin.

Cần xem xét những bệnh đi kèm hay biến chứng của bệnh ĐTĐ. Nếu có bệnh thần kinh ngoại biên thì nên thực hiện những bài tập ít gây chấn thương như bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, các bài tập dùng ghế và cánh tay; không nên tập các bài tập nặng, dạo bộ kéo dài, chạy bộ.

Nếu có bệnh thận nên thực hiện các các hình thức tập luyện cường độ thấp đến vừa phải như đi bộ; không nên thực hiện các hình thức tập luyện cường độ cao như chạy bộ.

Nếu có bệnh võng mạc đái tháo đường nên luyện tập những động tác ít ảnh hưởng đến võng mạc như: bơi lội, dạo bộ, đạp xe tại chỗ; không nên thực hiện các hoạt động gắng sức như: chạy nhanh, cử tạ, chèo thuyền, quần vợt.

Tránh lối sống tĩnh tại

Không nên ngồi bất động xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày.

Tăng cường các hoạt động đơn giản hằng ngày như đi bộ, làm việc nội trợ, làm vườn.

Bệnh nhân không nên hút Thu*c lá vì nicotin trong Thu*c lá thúc đẩy biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Cân nhắc khi uống rượu

Bệnh nhân ĐH không ổn định hay có những vấn đề y khoa khác như viêm tụy, rối loạn lipid máu, viêm thần kinh không nên uống rượu.

Dự án phòng chống bệnh Đái tháo đường Bệnh viện Nội tiết TW

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/3-diem-mau-chot-phong-va-tri-dai-thao-duong-n11003.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY