Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 thời điểm không nên ăn khoai lang

Nhiều người vẫn nghĩ ăn khoai lang rất tốt và thích ăn lúc nào cũng được. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 thời điểm không nên ăn khoai lang vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ…

Tác dụng của khoai lang

Một nghiên cứu đã chỉ ra, chiết xuất từ khoai lang có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. ngoài ra, chất xơ trong khoai lang cũng rất quan trọng, nó giúp làm ổn định lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Khoai lang cũng giúp ổn định huyết áp, vì khoai lang rất giàu kali, một khẩu phần 124g khoai lang nghiền đã cung cấp 259mg kali, hoặc khoảng 5% nhu cầu hàng ngày cho một người lớn.

Ngoài ra, khoai lang rất giàu beta-carotene. đây là một sắc tố thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.

Chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Nếu mức độ gốc tự do trong cơ thể quá cao, tổn thương tế bào có thể xảy ra, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính

Lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa việc ăn nhiều chất xơ với khả năng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào dưới dạng beta-carotene. Sau 18 tuổi, với phụ nữ chúng ta cần tiêu thụ 700mg vitamin A mỗi ngày và nam giới là 900mg. Theo nghiên cứu, một củ khoai lang nướng sẽ cung cấp khoảng 1.403mcg vitamin A, tương đương 51% nhu cầu hàng ngày của một người đấy ạ. Vitamin A còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật.

Cứ 124g khoai lang lại cung cấp 12,8mg vitamin C. Trong đó Vitamin C hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt. Lượng vitamin C thấp có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở một người.

Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào là tốt nhất?

Ăn khoai lang vào buổi sáng giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp đẹp da, ngừa ung thư, tim mạch đột quỵ, ăn khoai lang cũng giúp cân cho những người sợ béo. chúng ta nên chọn loại khoai vừa được đào lên, lúc này khoai giàu dinh dưỡng nhất.

3 thời điểm không nên ăn khoai lang

- Sau 12 giờ trưa: Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

- ăn khoai lang vào buổi tối: dễ gây trào ngược axit dạ dày. đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.

- Ăn khoai lang khi đói: Do khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ nhé các mẹ.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên mọi người không nên ăn vỏ khoai lang vì không tốt cho tiêu hóa.

PV (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/3-thoi-diem-khong-nen-an-khoai-lang-20210529105712242.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY