Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

“3 trong 1” cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn

Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa cứu sống thành công một ca bệnh ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp đối mặt với nguy cơ Tu vong cao.

Trận chiến giành giật sự sống cho bệnh nhân

Bệnh nhân là ông N.V.T (50 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội), được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên trong tình cơ tim bị tổn thương, chức năng co bóp quả tim giảm nhiều, chức năng tim chỉ còn hơn 30%, đánh giá là tình trạng sốc tim do nhồi máu cơ tim.

ThS.BS Nguyễn Thái Long - Trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch thì đầu cho biết: Nhận thấy tình trạng bệnh lý tim của bệnh nhân hết sức nặng nề, nguy cơ Tu vong cao.

Ngay lập tức, các bác sĩ của Khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu đã lao vào “trận chiến” giành lấy sự sống cho bệnh nhân bằng mọi giá.

Các bác sĩ tiến hành sốc điện chuyển nhịp, dùng các Thu*c vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp tim.

Sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm.

Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước gây nên tình trạng vùng cơ tim thiếu máu diện rộng, co bóp của tim giảm, ảnh hưởng huyết động dẫn đến hiện tượng sốc tim, đối mặt với nguy cơ Tu vong cao.

Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành tái thông động mạch bị tắc để cho phần cơ tim bị tổn thương có cơ hội hồi phục nhiều hơn.

Tái thông động mạch xong huyết áp bệnh nhân có cải thiện nhưng chưa đủ đáp ứng để tưới máu cho các cơ quan chính là não và tim, do vậy phải dùng đến Thu*c vận mạch.

Tuy nhiên sau khi áp dụng cả ba loại Thu*c vận mạch nhưng huyết áp cũng không tăng, ê kip quyết định đặt bóng đối xung ngay để tập trung máu cho não và tim.

Sau khi đặt bóng đối xung, giữ được huyết áp, nhưng đánh giá lại chức năng của các cơ quan thì các tạng khác đã bị suy hết do ngừng tim quá lâu, do đó phải tiến hành lọc máu, đùi bên phải đặt bóng đối xung, đùi bên trái đặt máy lọc thận liên tục.

ThS.BS Phan Thảo Nguyên - Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn chia sẻ, đứng trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ không chút do dự liệu có nên đi can thiệp mạch không (vì nguy cơ người bệnh ngừng tim tái diễn trên bàn can thiệp là rất lớn). Nhưng nếu chậm chễ vài tích tắc có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân.

Sau can thiệp, người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc máu liên tục, điều chỉnh vận mạch.

Tình trạng sau diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề.

Nhiều lúc, các bác sĩ tưởng chừng như… mất bệnh nhân. Bệnh nhân được chăm sóc cấp 1 - các điều dưỡng, bác sĩ phải “căng mình” chăm sóc 24/24h…

Cuối cùng, với sự quyết tâm của các bác sĩ cùng với sự tin tưởng của người nhà người bệnh, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Sau 7 ngày hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt. Bệnh nhân được bỏ bóng đối xung, không phải lọc máu liên tục, rút nội khí quản, tự thở được.

Gs. ts. lê ngọc thành - giám đốc bệnh viện e đang thăm khám cho bệnh nhân t.

Kỳ tích đáng ghi nhận

Gs. ts. lê ngọc thành - giám đốc bệnh viện e cho biết: việc cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngừng tim, ngừng tuần hoàn được chuyển từ tuyến dưới lên nhờ chấn đoán, cấp cứu nhanh, kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn, can thiệp mạch vành kịp thời; hỗ trợ tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ecmo) do tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim, lọc máu liên tục… đã mở ra một khả năng mới trong việc cứu chữa những trường hợp suy tuần hoàn cấp (nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim cấp có biến chứng sốc tim và rối loạn nhịp tim nguy hiểm) ở trung tâm tim mạch, bệnh viện e.

Trường hợp của bệnh nhân có thể coi là một kỳ tích đáng ghi nhận của bệnh viện.

bệnh viện đã triển khai thành công nhiều ca ngưng tim nhưng đây là trường hợp đầu tiên phải áp dụng đồng bộ, nhanh chóng cả ba phương pháp: đặt stent, bóng đối xung và lọc máu.

Khó có thể nói được tỷ lệ thành công là bao nhiêu, nhưng nếu không có sự quyết đoán và phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của tất cả các khoa thì chắc chắn bệnh nhân khó qua khỏi.

Qua trường hợp bệnh nhân này, GS. Thành cũng khuyến cáo: Gần đây tình trạng người đột quỵ gia tăng, đặc biệt các bệnh tim mạch ngày càng được trẻ hóa, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến Tu vong.

Vì vậy, những người có tiền sử bệnh tim hoặc người trẻ khi xuất hiện những dấu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngọc Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/3-trong-1-cuu-song-benh-nhan-ngung-tuan-hoan-n187878.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh viện e bóng đối xung suy tim

Tin cùng nội dung

  • Ngày 7/7/2015, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn Thuốc entresto (salcubitril/valsattan) cho điều trị suy tim.
  • Levodopa là Thuốc cơ bản trong điều trị Parkinson. Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn các biệt dược của Levodopa.
  • Chế độ dinh dưỡng ở trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì chức năng sống ở trẻ,
  • Thuật ngữ bệnh cơ tim chu sinh được các nhà lâm sàng tim mạch dùng cho những trường hợp suy tim có liên quan đến thai sản.
  • Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY