Dáng đẹp hôm nay

3 việc nếu bạn thường làm ngay sau bữa ăn, sớm muộn cũng sẽ gây họa

Ăn uống là nhu cầu tối thiểu của con người và đây cũng là yếu tố liên quan mật thiết đến sức khỏe. Theo Y học Trung Quốc, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn, mọi người cũng cần phải lưu ý đến các hoạt động sau bữa ăn. Có rất nhiều người sau khi ăn có những thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là 3 thói quen xấu sau bữa ăn có thể khiến bạn sớm đến bệnh viện

1. Uống sữa chua

Rất nhiều người có thói quen sau khi ăn lập tức uống sữa chua, việc làm này thực sự không có lợi cho sức khỏe. Cần nhấn mạnh rằng ăn sữa chua ngay chính không thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bởi vì việc tiêu hóa thức ăn cần phải có các enzym tiêu hóa và nhu động đường ruột hoạt động có quy luật.

Nhưng sữa chua, không cung cấp enzym tiêu hóa cũng không thể thúc đẩy nhu động đường ruột.

Mặc dù nhà sản xuất quảng cáo sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi tốt cho đường tiêu hóa, thực tế sữa chua chứa lợi khuẩn ít phù hợp với hệ vi sinh vật vốn có của đường ruột. Nên nó sẽ phá vỡ quần thể sinh vật trong đường ruột.

Nếu như bạn có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ khi ăn sữa chua thì nên dừng ngay, vì nó hoàn toàn không có lợi, nếu dùng lâu dài còn khiến hệ tiêu hóa suy yếu.

Sữa chua cũng là một loại thực phẩm nhiều đường, nhiều calo. Nếu bạn ăn sữa chua sau bữa chính, rõ ràng bạn sẽ tiêu thụ nhiều đường và nhiều calo hơn. Điều này cũng chính là khiến bạn ăn càng nhiều hơn, và làm cho dạ dày khó tiêu hóa, từ đây sẽ xuất hiện các vấn đề về sức khỏe.

2. Đi ngủ

Đi ngủ ngay sau khi ăn bữa tối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bởi vì sau bữa ăn, cơ thể cần thời gian để tiến hành tiêu hóa, nhưng lượng lớn thức ăn trong dạ dày, nếu đi ngủ ngay lập tức, có thể khiến nhu động đường tiêu hóa bị suy giảm mạnh trong khi ngủ, tốc độ tiêu hóa trở nên chậm, có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu.

Cơ thể không tiêu hao được năng lượng sẽ gây béo phì, đồng thời sẽ xuất hiện các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày. Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chọn đúng thời điểm để đi ngủ, không nên ngủ ngay sau khi ăn.

3. Tập thể dục

Bình thường sau khi ăn bạn không nên tập thể dục ngay, đây là điều quan trọng cần phải chú ý. Rất nhiều người muốn tập thể dục sau khi ăn, nghĩ rằng việc làm này có thể thúc đẩy tiêu hóa, giúp giảm cân. Tuy nhiên, trong khi dạ dày chứa rất nhiều thức ăn, vận động với cường độ cao, sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.

Bởi trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ "xử lý" thức ăn. Khi bạn vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày.

Vì vậy, hãy cho cơ thể một quỹ thời gian để tiêu hóa thức ăn và sau đó tập thể dục. Tốt hơn hết là nên tập thể dục trước ăn hoặc sau ăn 2 giờ.

Nhiều người có thói quen "đi bộ cho tiêu cơm", nhưng đi bộ ngay sau bữa ăn là không tốt. Bạn có thể sẽ phải đối phó với các vấn đề như khó tiêu và trào ngược acid.

Khuyến cáo nên nghỉ ngơi ở một tư thế cơ thể thẳng đứng và sau đó đi bộ chậm rãi quanh nhà để tăng cường tiêu hóa. Hãy đợi khoảng nửa giờ sau bữa ăn rồi mới đi bộ chậm. Điều này cũng sẽ cải thiện sự trao đổi chất và tiêu hóa tốt thức ăn.

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/3-viec-neu-ban-thuong-lam-ngay-sau-bua-an-som-muon-cung-se-gay-hoa-4058916-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Từ khắp các nơi trên thế giới, rất nhiều người muốn biết xem Samantha rồi sẽ làm món gì tiếp theo cho con gái cưng của mình.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY