Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 KHÔNG cần tránh triệt để khi ăn cua vì nếu phạm phải sẽ rước họa vào thân

Với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng, cua được xem là loại hải sản được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên nếu không chú ý những điều này khi ăn cua, rất có thể sẽ vô tình rước bệnh vào người.

Các loại cua là nguồn cung cấp axit béo gốc omega - 3 tuyệt vời, thịt cua chứa ít chất béo bão hòa giúp làm giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính trong máu. Loại hải sản này cũng chứa một lượng niacin và crom giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

Cua chứa nhiều vitamin b12, một loại vitamin thiết yếu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính. không chỉ thế, thịt cua cũng là nguồn cung cấp selen - một chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm khớp và chứa rất nhiều phốt pho - thành phần quan trọng đối với sức khỏe của xương và răng.

Có quá nhiều lợi ích sức khỏe mang lại từ cua, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm ẩn chứa nhiều nguy cơ nếu chúng ta không biết cách chế biến hoặc lựa chọn thực phẩm. dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn cua nói chu g:

1. Không phải ai cũng ăn được gạch cua

Gạch cua được xem là phần béo ngậy nhất của cua, có nhiều chất dinh dưỡng và có mùi vị rất thơm ngon. Tuy là phần béo ngậy nhất nhưng gạch cua cũng không chứa quá nhiều chất béo nên người bình thường hoàn toàn có thể ăn mà không cần quá lo lắng. Hơn nữa, hơn một nửa chất béo trong gạch cua là các axit béo không no tương đối lành mạnh có thể giúp bổ sung EPA và DHA tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, cần lưu ý 2 nhóm người thực sự không nên ăn gạch cua. Một là những người bị rối loạn mỡ máu và có cholesterol trong máu cao. Bởi lẽ lượng cholestrol trong gạch cua cực kỳ cao, nên sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhóm người thứ 2 không nên ăn gạch cua chính là phụ nữ mang thai. Vì phần này dễ tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, hoặc các chất ô nhiễm khác có hại cho sự phát triển của thai nhi. Do đó khuyến cáo thai phụ nên ăn ít hoặc không nên ăn gạch cua.

2. Không nên ăn những bộ phận trên mai cua

Phần mang trên mai cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước bên ngoài nên rất dễ tích tụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Nửa phía trước của mai cua - hình tam giác trước mắt cua là dạ dày cua, đường màu đen chúng ta hay thấy ở đây là ruột cua, đây chính là bộ phận tiêu hóa của cua. Phần này dễ bị tích tụ chất bẩn nên tránh ăn.

Phần hình lục giác nằm chính giữa trong gạch cua được gọi là nội tạng của cua. Theo quan điểm dân gian thì đây được gọi là phần có tính hàn nhất của cua nên nhất định không được ăn. Nếu không có thể gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy...

3. Không nên ăn cua đã ch*t

Sau khi cua ch*t, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. Lúc này, không chỉ có độ ngậy và mùi vị cua giảm đáng kể mà còn sản sinh ra một số axit amin sinh học có hại cho cơ thể con người, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng... trường hợp nặng hơn có thể gây sốc hoặc suy nội tạng.

Làm thế nào để biết cua có còn sống hay không? Bạn có thể cho cua vào một chậu nước, nếu cua vẫn còn sống thì bạn có thể quan sát thấy nước trong chậu sủi bọt. Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách bóp vào lưng cua và lắc nhẹ. Nếu càng cua có phản ứng thì chứng tỏ cua còn sống. Nếu nước không sủi bọt hoặc cua không phản ứng khi bị trêu ghẹo thì rất có thể cua đã ch*t.

Nếu cua đã ch*t thì tốt nhất nên bỏ đi, đừng quan điểm rằng "có thể cua vừa ch*t nên vẫn còn tươi". Bởi chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được cua đã ch*t trong thời gian bao lâu, khi cua ch*t càng lâu thì lượng chất độc hại tích tụ trong cơ thể càng nhiều.

4. Không ăn cua chưa nấu chín

Có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản có vỏ, dễ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. thịt cua sống có chứa nang trùng lungfluke - loại ký sinh trùng ký sinh trong phổi, kích thích, phá hủy các tổ chức của phổi, xâm nhập não gây ra chứng co giật, bại liệt. cho dù cua đã được ngâm nước muối hay ngâm rượu cũng không thể có tác dụng khử trùng. do đó chúng ta cần sơ chế kỹ và nấu thật chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài những lưu ý trên, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều cua một lúc vì thịt cua có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy khi ăn quá nhiều. đồng thời cũng chú ý không nên ăn cua khi uống trà, không ăn cua chung với các loại thực phẩm kỵ cua như quả hồng, cam, mật ong,....

Theo QQ, Thehealthsite

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/4-khong-can-tranh-triet-de-khi-an-cua-vi-neu-pham-phai-se-ruoc-hoa-vao-than-20201003212445767.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY