Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

5 cách tăng chiều cao đơn giản

Chiều cao phần lớn là do di truyền. Tuy nhiên, vẫn có thể cải thiện chiều cao nếu có một chế độ tập luyện hợp lý.

Một số hoạt động đơn giản dưới đây sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển chiều cao của bạn.

Nâng yên xe đạp.

Theo như nhiều nghiên cứu, đạp xe trung bình 3 - 6 tiếng/ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức dẻo dai của cơ thể, đồng thời chiều cao">tăng chiều cao. Nâng yên xe đồng thời nâng luôn phần cổ xe để người đạp dễ giữ lưng và thân người thẳng. Khi đã quen đạp xe trong vị thế này sẽ không thấy khó chịu nữa và dần dần hai chân sẽ giãn ra vì mỗi lần đạp xe, chân bạn phải duỗi thẳng tới bàn đạp. Với phương pháp tập luyện đơn giản này, bạn có thể giúp chiều cao của mình tăng lên 2cm.

Căng giãn chân.

Ngồi trên tấm thảm với đôi chân duỗi thẳng phía trước mặt. Giữ cho đầu gối thẳng. Nâng cánh tay, hít vào và từ từ cúi về phía trước chạm vào ngón chân của bạn, đồng thời thở ra. Không uốn cong đầu gối. Giữ tư thế trong 5 giây, hít vào và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 3 lần. Mỗi ngày bạn dành ra ít phút để thực hiện bài tập, bạn sẽ thấy được hiệu quả.

Vươn vai lên cao.

Nếu như hai bài tập trên giúp bạn kéo dài phần chân thì đây là bài tập giúp bạn kéo dài phần lưng, tay hiệu quả. Đứng thẳng với bàn chân đặt sát cạnh nhau. Hít vào sâu và từ từ nâng cánh tay lên cao quá đầu, duỗi thẳng tay hết mức có thể. Giữ tư thế trong 5 giây, thở ra và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại liên tục 5 lần.

Đi nhón gót.

Nhón gót nhìn đơn giản nhưng để kéo dài thời gian không phải là việc dễ dàng. Đứng thẳng với hai bàn chân hơi mở rộng. Nâng cao tay qua đầu, nhón gót chân và đi bằng các ngón chân. Đi bộ quanh phòng khoảng 2 - 3 phút. Thư giãn và lặp lại. Bạn có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày. Tốt nhất là bước đi trên cỏ hoặc một tấm thảm để không bị căng cơ. Sau những ngày tập luyện đầu, bạn có thể kéo dài thêm thời gian đi nhón gót. Việc tập luyện thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cho bạn.

Mô phỏng tư thế của mèo.

Bài tập này giúp kéo căng cột sống và cải thiện chiều cao của bạn. Khum người xuống, với tư thế chống trên hai tay và hai gối. Cúi đầu về phía ngực và hít một hơi thật sâu, đồng thời hướng đầu về phía trước và uốn cong xương chậu sao cho nó gần nhất về phía sàn nhà, tạo thành một đường cong trong cột sống. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, thở ra và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 3 - 5 lần.

An Nhiên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/5-cach-tang-chieu-cao-don-gian-n85934.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) – Mangyte ơi, làm cách nào để cháu có thể cao đến 1m80 khi cháu 19 tuổi?
  • Do bị gene di truyền ngược đãi, vận động viên Ruxtam Akhơmetôp (Liên Xô cũ) vốn chỉ cao dưới trung bình. Nhưng nhờ tập luyện, anh đã cao đến 187 cm.
  • Kiểm tra danh sách dưới đây để xem bạn có lỡ làm bạn với những thủ phạm kìm hãm chiều cao của mình không nhé!
  • (Mangyte) - Cháu 14 tuổi, cháu chỉ cao 1m60, số đo của cháu là 88/79/97. Cháu phải làm gì để chiều cao được cải thiện?
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY