Tin y tế hôm nay

Tin y tế

6 lưu ý giúp người tiểu đường an tâm mùa dịch COVID–19

Mới đây, Viện Y tế Quốc gia Ý đã tiến hành khảo sát 18% trên tổng số hơn 3.000 ca Tu vong tại Ý do COVID-19. Trong đó có 35% là người bệnh tiểu đường. Con số này cao thứ 2, chỉ sau tăng huyết áp. Tại Việt Nam, dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, ít người bị nhiễm bệnh và chưa có Tu vong. Nhưng chúng ta đang sống trong vùng dịch, mối đe dọa của COVID-19 với người bệnh tiểu đường rất lớn. Vì vậy, bạn cần nắm chắc 7 lưu ý dưới đây để giữ an toàn cho bản thân.

Ảnh minh hoạ

Nhiễm COVID-19 người tiểu đường dễ Tu vong

Ở người bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus. Chưa kể đến các bệnh cơ hội như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch vành thường đi kèm với rối loạn chuyển hóa đường (glucose) làm cho hệ miễn dịch vốn đã suy yếu nay càng suy yếu thêm. Khi đó virus SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập và nhanh chóng tấn công xuống phổi, gây viêm phổi.

Hai trong số những tác động nghiêm trọng của SARS-CoV-2 với người bệnh được các bác sĩ phát hiện, bao gồm:

- Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch làm tăng nặng thêm tình trạng nhiễm trùng và mất khả năng kiểm soát sự lây lan của virus.

- Tổn thương tim cấp tính như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp tính, rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ Tu vong.

Đây là lý do vì sao người bệnh thường sẽ bị biến chứng nghiêm trọng hơn và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với những người khỏe mạnh bị nhiễm virus này.

Vì vậy, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện tại, người bệnh cần phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn. Bởi lẽ, đường huyết ổn định sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống chọi với virus, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và Tu vong.

6 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường vượt qua mùa dịch COVID-19 an toàn

Bên cạnh các hướng dẫn của Bộ Y tế như hạn chế ra ngoài, rửa tay, đeo khẩu trang, súc họng bằng nước muối hoặc nước sát khuẩn 2-3 lần/ngày thì việc thực hiện tốt 6 lưu ý sau đây sẽ bệnh tiểu đường phòng chống COVID-19 hiệu quả hơn.

Ảnh minh hoạ

Đầu tiên, kiểm tra số lượng các Thu*c điều trị đang dùng

Bạn phải chuẩn bị Thu*c hạ đường huyết và các Thu*c chữa bệnh đi kèm để đảm bảo đủ dùng trong 1 - 2 tháng tới. Đặc biệt với các Thu*c nhập khẩu như Diamicron, Glucophage, Glucovance… việc dự trữ càng trở nên cần thiết. Bởi trong thời gian đỉnh dịch, các loại Thu*c này có thể trở nên khan hiếm, khó mua. Mặt khác, việc đến bệnh viện để khám và đổi Thu*c cũng không phải là giải pháp tốt cho người bệnh tiểu đường trong mùa dịch - trừ khi bệnh nặng.

Ngoài Thu*c hạ đường huyết, bạn cũng có thể mua dự trữ một số Thu*c ngậm ho không đường, Thu*c hạ sốt paracetamol, Thu*c tiêu chảy, Thu*c nhỏ mũi thông dụng đề phòng trường hợp bị ốm.

Một lưu ý khác bạn cần biết đó là trong bất cứ trường hợp nào nếu là sốt > 38.5 độ, bạn cần sử dụng Thu*c hạ sốt để tránh tăng đường huyết và rối loạn nhịp tim.

Thứ hai, kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi lại nhật ký

Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu 1 lần/ngày sau đó ghi thành nhật ký. Nhật ký này sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch chữa trị bệnh tiểu đường của mình.

Trong trường hợp bạn không có máy đo đường huyết tại nhà, hãy chú ý đến các dấu hiệu tăng đường huyết bao gồm: đi tiểu nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm), rất khát nước, đói, mờ mắt. Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên và có xu hướng nặng dần.

Kiểm tra đường huyết hàng ngày và ghi lại nhật ký giúp các bác sĩ có thể điều chỉnh Thu*c từ xa. (ảnh minh hoạ)

Thứ ba, lưu lại số bác sĩ điều trị và nhận biết dấu hiệu nhiễm COVID-19

Trong mùa dịch, bạn chỉ nên đến các cơ sở y tế thăm khám trong các trường hợp bệnh nặng. Việc lưu lại số bác sĩ sẽ giúp bạn vẫn được tư vấn dù không tới bệnh viện.

Ngoài số điện thoại bác sĩ, bạn cũng nên in thêm 1 bản danh sách các số điện thoại bệnh viện có xét nghiệm COVID-19 gần nơi mình ở để tiện liên lạc với các bác sĩ nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19 như:

- Khó thở, đau tức ngực, nặng ngực

- Ho khan, đau rát họng

- Sốt, mệt mỏi

COVID-19 tác động đến mỗi người theo một cách khác nhau. Vì thế ngoài các dấu hiệu điển hình ở trên, bạn cũng cần cảnh giác khi cơ thể đột nhiên mệt mỏi kèm đau nhức, người ớn lạnh.

Thứ tư, ăn đúng giờ, đúng cách và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ốm bệnh

Khi khỏe mạnh

Ăn uống kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể bị thiếu chất và dễ mệt mỏi. Điều quan trọng nhất để đường huyết ổn định là bạn cần ăn uống điều độ và ăn đúng cách.

- Ăn điều độ: Bạn nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa và ăn không quá no. Điều này sẽ giúp tuyến tụy tiết insulin (hormon chuyển hóa đường) hiệu quả hơn, từ đó giảm đường huyết sau ăn.

- Ăn đúng cách: Vào đầu bữa ăn, bạn nên ăn 1 bát rau hoặc đĩa rau nhỏ trước, sau đó mới ăn đến cơm và thức ăn. Trái cây hay đồ tráng miệng cần ăn cách xa bữa ăn hoặc chuyển thành các bữa phụ. Ăn đúng cách cũng bao gồm việc ăn nhiều rau, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt (nguyên cám), cá, thịt gia cầm (bỏ da) thay vì ngũ cốc tinh chế, thịt gia súc. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên luộc, hấp và hạn chế đồ chiên xào.

Khi ốm bệnh

Trong những ngày ốm mệt, đặc biệt nếu cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm virus, hệ thống miễn dịch cần nhiều năng lượng hơn. Cơ thể sẽ tự động chuyển năng lượng dự trữ thành glucose khiến đường huyết tăng cao.

Để chuẩn bị cho những ngày này, bạn nên dự trữ ít bột yến mạch, mì miến để thay đổi khẩu vị cho dễ ăn. Đặc biệt, bạn vẫn cần ăn uống điều độ, không bỏ bữa. Nếu không thể ăn đồ rắn, bạn có thể nấu cháo súp nhưng cần kiểm tra đường huyết 3 - 4 lần/ngày và bù đủ nước nếu có nôn sốt.

Thay vì ăn quá kiêng khem, người tiểu đường cần ăn đúng giờ và đúng cách. (Ảnh minh hoạ)

Thứ năm, tập thể dục tại nhà thay vì ra ngoài

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập tại nhà như yoga, thiền, dịch cân kinh, chạy bộ với máy tập… Nếu bị đau khớp, bạn có thể tập đạp xe đạp trên không bằng cách nằm thẳng và đạp chân giống như đang đạp xe đạp.

Dọn dẹp nhà cửa (lau sàn, cầu thang, tay nắm cửa, các thiết bị điện tử, dọn phòng vệ sinh, phòng ăn…) cũng là một cách tập luyện hiệu quả. Không chỉ giúp đường huyết ổn định hơn, dọn dẹp còn làm giảm nguy cơ nhiễm virus.

Cuối cùng, giữ tinh thần lạc quan nhưng không chủ quan

Một tác động tiêu cực khác của đại dịch COVID-19 với tất cả mọi người, kể cả đã nhiễm virus SARS-CoV-2 hay chưa, đó là sự căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài khiến cơ thể bị stress và mệt mỏi. Trong tình huống này, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng đường huyết, tăng nhịp tim, huyết áp. Vì thế bạn cần ngủ đủ giấc và học cách thư giãn để giảm stress. Đơn giản nhất, khi cảm thấy căng thẳng, hãy thử nghe nhạc, đọc sách, tập thiền, yoga, tập thở (hít sâu, thở chậm bằng cơ bụng)…

Hiện nay, Việt Nam đang kiểm soát COVID-19 được đánh giá là khá hiệu quả. Việc bạn cần làm là tin tưởng và tuân thủ đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế cùng với các lưu ý kể trên. Tin rằng, với sự góp sức của bạn, nước ta sẽ sớm vượt qua đại dịch này.

Thảo Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/6-luu-y-giup-nguoi-tieu-duong-an-tam-mua-dich-covid19--n172227.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY