Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

6 mẹo đơn giản chữa chứng nấc cụt an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Nấc cụt không gây hại gì cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị nấc cụt lâu có thể dẫn đến nôn trớ hoặc thở dốc khiến bé rất khó chịu.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt là hiện tượng S*nh l* bình thường ở trẻ nhỏ, đây là do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.

Nấc cụt thường kéo dài vài phút hoặc vài lần trong một ngày và mọi trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có thể bị bất cứ lúc nào. Nhất là những trẻ sau sinh đến 3 tháng. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau 1 tuổi.

Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Có một vài nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt như:

- Trẻ bú quá no: Đa phần các bé sơ sinh bị nấc cụt là do bú quá no khiến cho dạ dày của bé bị giãn ra dẫn đến cơ hoành bị co thắt liên tục và bị nấc.

- Trẻ bị trào ngược dạ dày: Khi axit trong dạ dày trẻ đi ngược lại vào thực quản khiến xuất hiện tình trạng nấc. Nguyên nhân gây nấc ở trẻ phổ biến nhất có thể nói là do trào ngược dạ dày, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.

- Trẻ bị dị ứng: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt cũng có thể bé bị dị ứng với một số loại protein có trong sữa, khiến thực quản bị viêm.

- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường dù nóng hay lạnh cũng sẽ khiến các cơ hoành bị tác động, khiến bé bị nấc liên tục.

Mẹo đơn giản xử lý chứng nấc cụt ở trẻ

Phần lớn nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều vô hại và thường tự khắc khỏi. Chỉ một số ít các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và khóc quấy. Để giúp trẻ, mẹ có thể làm theo các cách sau:

Sử dụng núm vú giả

Không phải lúc nào trẻ sơ sinh cũng bị nấc do việc bú sữa. Khi bé bắt đầu nấc cục, mẹ có thể cho bé mút núm vú giả. Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể ngăn ngừa hiện tượng nấc cục hiệu quả.

Vỗ nhẹ lưng cho bé

Nếu bé bị nấc khi đang bú, mẹ nên dừng cho bé bú để nghỉ ngơi. Sau đó, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.

Cho bé nếm đường

Khi bé bị nấc cụt mẹ có thể đặt một chút đường lên lưỡi bé cho bé ngậm trong khoảng vài phút. Vị ngọt của đường có tác dụng đưa cơ hoành về trạng thái bình thường và có thể làm hết nấc.

Thay đổi tư thế bú của bé

Nếu trẻ bị nấc nhiều sau mỗi lần bú bình, bạn có thể đổi tư thế bú cho trẻ để hạn chế bớt lượng không khí bé nuốt vào. Đồng thời, mẹ có thể dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị thủng hoặc rách to không vì đó có thể là nguyên nhân khiến không khí tràn vào nhiều hơn.

Massage lưng

Massage lưng là một giải pháp hiệu quả giúp làm giảm bớt sự co thắt không tự chủ của cơ hoành. Mẹ giữ cho bé đứng thẳng, sau đó dùng bàn tay massage từ lưng lên vai của bé. Sau vài phút bé sẽ khỏi nấc.

Làm bé phân tâm

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là do sự co thắt cơ, được kích hoạt bởi các xung đột thần kinh. Bởi vậy mẹ có thể làm thay đổi các kích thích thần kinh này bằng cách khiến cho bé phân tâm bằng đồ chơi. Khi bé bị nấc mẹ hãy cho bé chơi đồ chơi yêu thích hoặc chơi với bé để bé quên đi cơn nấc.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/6-meo-don-gian-chua-chung-nac-cut-an-toan-va-hieu-qua-cho-tre-so-sinh-d146665.html

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/6-meo-don-gian-chua-chung-nac-cut-an-toan-va-hieu-qua-cho-tre-so-sinh-d146665.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/6-meo-don-gian-chua-chung-nac-cut-an-toan-va-hieu-qua-cho-tre-so-sinh-352771)

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY