Kinh tế xã hội hôm nay

6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu vừa chủ trì phiên họp với Đoàn công tác số 1 của Đoàn giám sát Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ: Đoàn công tác số 1 sẽ nghe đại diện các cơ quan liên quan báo cáo về tình hình phòng, chống tại thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình; nghe báo cáo về một số vụ việc nổi cộm xảy ra trên địa bàn hai địa phương này từ năm 2015 đến nay. Đại diện Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao sẽ báo cáo bổ sung thêm về tình hình phòng, chống nhằm giúp Đoàn giám sát nắm rõ hơn vấn đề tại hai địa phương.

Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Vũ Thị Kim Hoa cho biết, trong 4 năm (2015-2018) và 6 tháng đầu năm 2019, với 7.767 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, tại Hà Nội, từ năm 2015 đến hết tháng 6-2019, có 365 vụ xâm hại trẻ em với 313 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại T*nh d*c 199 vụ (chiếm 54,5%) với 220 trẻ.

Tại Hà Nội, từ năm 2015 đến hết tháng 6/2019, có 365 vụ với 313 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại T*nh d*c 199 vụ (chiếm 54,5%) với 220 trẻ em bị xâm hại. Từ năm 2015 đến 2018, tình trạng có xu hướng tăng. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thành phố, các quận, huyện, thị xã quan tâm; đầu tư ngân sách cho công tác này trong tổng chi ngân sách của thành phố đều cao và theo hướng năm sau cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước nên thành phố thu hút một lượng lớn dân di cư tự do từ các tỉnh, thành khác đến trong đó có trẻ em, nhiều trường hợp không có nơi ở cố định. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc quản lý cũng như việc tiến hành các hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em. Tình trạng bị xâm hại, vi phạm quyền vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp; công tác quản lý, can thiệp hỗ trợ một số nhóm có hoàn cảnh đặc biệt còn chưa toàn diện…

Trong khi đó, tại tỉnh Hòa Bình, số liệu trẻ em bị xâm hại từ năm 2015 đến hết tháng 6/2019 là 123 vụ, trong đó xâm hại T*nh d*c là 110 vụ. Từ năm 2015 đến năm 2016, tình trạng xâm hại trẻ em có xu hướng gia tăng, từ năm 2017 đến có xu hướng giảm. Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc hỗ trợ, can thiệp, theo dõi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm. Tuy nhiên, nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều hạn chế, chủ yếu là nguồn Trung ương, kinh phí đối ứng của địa phương còn hạn hẹp…

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc được thành phố, các quận, huyện, thị xã quan tâm; đầu tư ngân sách cho công tác này trong tổng chi ngân sách của thành phố đều cao và theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước nên thu hút một lượng lớn dân di cư tự do từ các tỉnh, thành khác đến, nhiều trường hợp không có nơi ở cố định. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc quản lý cũng như việc tiến hành các hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em.

Đánh giá về kết quả trong công tác phòng, chống của Viện Kiểm sát nhân dân tại địa phương, ông Nguyễn Minh Đức, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhấn mạnh, các vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương tập trung giải quyết triệt để, không trường hợp nào phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội hoặc tòa án tuyên không phạm tội.

Gia đình là cốt lõi để phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Trước đó, theo báo cáo của Bộ VH,TT&DL, tình trạng ngày càng có xu hướng gia tăng, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho nạn nhân, gia đình và cả xã hội.

Đại diện Bộ VH,TT&DL cho biết, thời gian qua, xã hội còn phải chứng kiến một số gia đình, tổ chức thiếu trách nhiệm với trẻ em, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền dẫn đến việc thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc còn yếu. Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác truyền thông vận động để mọi người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ còn hạn chế, chưa rộng khắp.

Các nhà chuyên môn nhận định, để phòng, chống nạn thì gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi gia đình là môi trường sống đầu tiên, là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người cũng như là chốn bình yên nhất của mỗi người. Do đó, mỗi gia đình, thành viên gia đình, đặc biệt là những bậc cha mẹ trước hết phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc phòng, chống xâm hại con, cháu của mình.Đại diện Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, bên cạnh việc bổ sung, sửa đổi hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, xử lý nghiêm những vụ vi phạm bạo lực, thì các cơ quan chức năng cần tăng cường truyền thông về các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.Bên cạnh đó, vai trò gia đình cần phải được đề cao. Các phụ huynh phải trang bị cho bản thân và giáo dục, hướng dẫn cho con, cháu những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em. Đây có thể coi là nền tảng quan trọng, thiết thực với việc phòng, chống xâm hại trẻ em, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trần Lực

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/6-thang-dau-nam-2019-toan-quoc-xay-ra-7829-vu-xam-hai-tre-em--n162268.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY