Ẩm thực hôm nay

7 món ăn phải thử khi ghé Hội An

Du lịch Hội An, một địa điểm đã và đang nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ du khách trong nước và quốc tế. Đến với Hội An, đến với vẻ đẹp cổ kính của những bức tường vàng rêu phong và cuộc sống bình dị của người dân Quảng Nam bên dòng sông Thu Bồn, du khách sẽ được đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa, tham quan các di tích kiến trúc cổ kính hay có cơ hội để thưởng thức các món ăn đặc trưng tạo nên tên tuổi cho ẩm thực phố cổ.
7 mon an phai thu khi ghe hoi an Nữ hoạ sỹ người Úc và hàng chục bức vẽ ký hoạ tuyệt đẹp về Hội An
7 mon an phai thu khi ghe hoi an 18 du khách Pháp, Bỉ cách ly ở Hội An viết thư tay bày tỏ lòng biết ơn

1. Phở

Phở

Phở Hội An, ngon theo kiểu… Hội An. Nó có cái gì lạ lắm, vừa đậm đà như phở Bắc, vừa rất béo như kiểu người miền Tây hay nấu phở, vừa lạ lẫm như kiểu người Hoa nấu hủ tiếu sa tế vậy. Cũng có thể, đó là sự kết hợp của cả ba phong cách trên cũng nên. Ăn phở Hội An chỉ cần nếm qua nước dùng, bạn sẽ phát hiện nước phở không đậm vị hoa hồi hay ngậy mùi bò như phở Bắc mà thanh tao, nhẹ nhàng, chừng mực, hương vị nào cũng vừa đủ thoang thoảng.

Nhưng ăn phở Hội An đâu chỉ có cắm cúi vào tô phở ấy là xong, mà phải cho thêm ớt bột, tương đen, tương ớt. Rau ăn kèm với phở không thể thiếu đu đủ ngâm giấm giòn chua, rau quế thơm (loại rau lá hơi tím, nhỏ, rất thơm), giá sống và ngò gai. Bấy nhiêu đấy thôi đã đủ làm tô phở ở Hội An trở nên đặc biệt.

2. Bánh bèo

Bánh Bèo

Bánh bèo Hội An thường được đặt trong các chén nhỏ, nhân tôm thịt, phía trên có miếng da heo chiên. Thực khách thường chan nước mắm ớt lên rồi thưởng thức. Các quán nhỏ ở Cẩm Châu, Cẩm Nam hay trong chợ Hội An được nhiều du khách lựa chọn. 

Bánh bèo có mặt khắp Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như  Cẩm Châu, Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẽ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của ngưòi ăn mà có thể thêm tí nước mắn hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trắng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi thơm sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn một lần ăn hết mấy chục chén bánh bèo cho hả dạ. Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải dùng đũa, cũng không phải dùng muỗng mà dùng một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế này cũng gợi bao sự hiếu kì cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo khác.

3. Bánh xoài 

Bánh xoài có lớp vỏ ngoài màu trắng tinh, thoang thoảng mùi thơm hương nếp lúa mới, bên trong thường là nhân đậu phộng thơm thơm. Chẳng phải sơn hào hải vị nhưng khi cầm trên tay một chiếc bánh xoài, cảm nhận vị ngọt thanh của đường pha chút béo của mè và chút cay cay thơm phẩng phất mùi gừng. Đây là điều đặc biệt tạo nên hương vị không thể quên của món bánh xoài Hội An. Bánh Xoài ở Hội An là một trong những loại bánh đặc sản, truyền thống lâu đời của Hội An. Gọi là bánh xoài nhưng không phải được làm từ trái xoài đâu nhé. Chỉ là những chiếc bánh này nhỏ nhỏ xinh xinh trông giống như quả xoài mà thôi. 

4. Bánh mì

Bánh Mì

Là một món ăn khá phổ biến nhưng bánh mì ở Hội An lại mang những nét đặc trưng riêng khiến du khách một lần thử qua đều nhớ mãi. Hầu hết bất cứ du khách nào khi đến với du lịch Hội An cũng đều thử qua bánh mì. Bánh mì ở Hội An có phần nhân cơ bản gồm pate, thịt nướng, chả lụa, rau thơm và nước sốt đặc biệt tạo nên mùi vị đặc trưng của ẩm thực Hội An.

5. Bánh xèo

Bánh Xèo

Khác với các loại bánh xèo ở Miền Nam, bánh xèo Miền Trung nói chung và bánh xèo Hội An nói riêng là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá, ăn với mắm nêm vào mùa mưa là thích hợp nhất.

Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

6. Bánh bao, bánh vạc (bánh hoa hồng trắng)

Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng

Ẩm thực Hội An rất đa dạng với nhiều đặc sản nổi tiếng, nhưng được biết đến nhiều nhất thì ngoài Cao lầu có lẽ là bánh bao bánh vạc. Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng –  cái tên mĩ miều khơi gợi trí tò mò và chinh phục biết bao du khách ghé Hội An.

Được xem là “món bản quyền” của vùng đất phố Hội, khó có thể tìm thấy bánh bao bánh vạc ở nơi nào khác trên Việt Nam và ai đã có dịp thưởng thức đều không dễ quên tên gọi cũng như sự tỉ mỉ, công phu của món ăn đặc sản Hội An này.

Bánh bao bánh vạc là hai loại bánh nhưng luôn gọi đi liền bởi nguyên liệu hay hương vị cũng khá giống nhau và được đặt chung một đĩa, bởi vậy nên tuy là hai loại bánh nhưng chỉ là 1 món ăn.

Nếu như có dịp đến với Hội An, đừng bỏ lỡ món đặc sản bánh bao bánh vạc trong suốt đến mỏng manh thanh tao nhưng cũng rất đậm đà này để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của thành phố cổ kính nhỏ bé nằm bên bờ sông Thu Bồn xinh đẹp của xứ Quảng.

7. Cao lầu

Cao lầu

Cao lầu là một món ăn không thể thiếu trong chuyến hành trình khám phá du lịch giá rẻ đến với phố cổ Hội An của bất cứ du khách nào.

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

7 mon an phai thu khi ghe hoi an Loạt món ngon Lạng Sơn không làm du khách thất vọng
7 mon an phai thu khi ghe hoi an Cơm hến, nem lụi, bún bò và loạt món ngon ở Huế ấn tượng với du khách
7 mon an phai thu khi ghe hoi an Loạt món ngon miền Tây ở TP.HCM hấp dẫn các tín đồ ẩm thực
Loạt món ngon Sapa nhất định phải thử một lần trong đời
Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/7-mon-an-phai-thu-khi-ghe-hoi-an-108967.html)

Chủ đề liên quan:

ẩm thực hội an hội an món ăn

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thu*c, chế độ ăn uống cũng một phần nào hỗ trợ người bệnh làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY