Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

8 bài Thuốc đông y chữa đau thần kinh tọa

Điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp Đông y với các bài Thuốc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, các loại Thuốc Bắc và Thuốc Nam.

đau thần kinh tọa được gây ra bởi sự chèn ép lên dây thần kinh, là cơn đau từ lưng dưới chảy dọc xuống chân, ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hằng ngày. trong nền y học cổ truyền, đã có các bài Thuốc chữa đau thần kinh tọa an toàn, không hề gây ra các tác dụng phụ được lưu truyền trong dân gian. hãy tham khảo các bài Thuốc dưới đây để điều trị bệnh ngay hôm nay.

Dưới đây là các bài Thuốc đông y chữa đâu thần kinh tọa:

1. Bài Thuốc sử dụng Thuốc Bắc

+ Nguyên liệu:

Độc hoạt, phòng phong, xuyên khung, tần giao, thục địa, và bạch linh mỗi loại 12 gram; tế tân, đỗ trọng, xuyên quy, bạch thược, ngưu tất, đẳng dâm, oai linh tiên, thiên niên kiện mỗi loại 15 gram; 8 gram cam thảo và 4 gram nhục quế.

+ Cách thực hiện:

Đem sắc với một lượng nước vừa đủ rồi chia thành 3 phần và sử dụng sau mỗi bữa ăn.

+ Lưu ý:

Tùy vào độ tuổi hoặc thể trạng sức khỏe để điều chỉnh lượng Thuốc sao cho phù hợp. Mỗi thang Thuốc có thể chia nhỏ để dễ sử dụng nếu như chưa quen uống Thuốc. Bệnh nhân cần phải sử dụng Thuốc kiên trì, bởi Thuốc có tác dụng giảm đau lâu hơn so với các loại Thuốc Tây. Vì vậy, thời gian sử dụng Thuốc kéo dài trên 10 ngày hoặc hơn 1 tháng đối với các trường hợp nặng.

2. Bài Thuốc sử dụng Thuốc Nam

+ Nguyên liệu:

Các loại thảo dược ở dạng khô: 20 gram gốc rễ cỏ xước, 20 gram gốc rễ cây mắc cỡ, 20 gram rau má. Các loại thảo dược ở dạng tươi: 1 cân lá lốt, 1 cân cây hoa xích đồng nam và 1 cân bạch đồng nữ.

+ Cách thực hiện:

Thảo dược cần được rửa sạch, thái nhỏ rồi đem đi sao vàng. Có thể bào chế Thuốc và sử dụng theo nhiều cách khác nhau, có thể sắc lấy nước uống hoặc sắc thành cao lỏng.

    Sắc lấy nước uống: Sắc mỗi ngày một thang Thuốc với một lượng nước vừa đủ. Nên sử dụng liên tục từ 10 – 15 ngày Thuốc mới phát huy hết công dụng.
+ Lưu ý:

Sử dụng các loại thảo dược này ở dạng còn tươi hoặc khô. Nên dùng thảo dược ở dạng khô, bởi thời gian sử dụng và bảo quản lâu hơn. Nhưng sử dụng ở dạng tươi thì hàm lượng tăng gấp 2 so với việc sử dụng ở dạng khô.

Nếu sử dụng Thuốc ở cao, liều lượng sử dụng phải tăng gấp 3 – 4  lần so với sắc lấy nước. Nên bổ sung thêm mật ong để dễ sử dụng cũng như tăng công dụng Thuốc.

3. Bài Thuốc chữa thần kinh tọa theo thể thấp nhiệt

Bệnh nhân khó khăn trong việc đi tiểu tiện, nước tiểu có màu vàng dắt hoặc rêu vàng. Đau phần đùi khó khăn trong việc co giãn.

+ Nguyên liệu:

Hoàng bá, xương truật, phòng kỉ, xuyên khung, ngưu tất mỗi loại 12 gram.

Đối với các trường hợp thấp nhiệt nặng, cần sử dụng các loại thảo dược sau: hi thiên, uy linh tiên, ngũ gia bì mỗi loại 10 gram; nhân trần, trạch tả, bạch thược mỗi loại 12 gram.

+ Cách thực hiện – Cách dùng:

Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang Thuốc, có thể chia làm 2 – 3 lần sử dụng sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Nên sử dụng Thuốc đang còn ấm, nếu nguội có thể hâm nóng lại trước khi sử dụng.

4. Bài Thuốc chữa thần kinh tọa theo thể ứ huyết

Sử dụng cho các đối tượng có triệu chứng: lưng và đùi có cảm giác đau buốt khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Đôi khi các cơn đau thường trở nên dữ dội tại một vị trí xác định

+ Nguyên liệu:

Ngưu tất, xương truật, thổ miết trùng mỗi loại 10 gram; hoàng bá, ý dĩ mộc qua mỗi loại 12 gram; độc hoạt và tang ký sinh mỗi loại 15 gram; dâm dương hoắc, kê huyết đằng, thân cam thảo mỗi loại 30 gram; 6 gram tế tên.

+ Cách thực hiện – Cách dùng:

Sắc Thuốc với một lượng nước vừa đủ và chia làm thành 3 lần uống mỗi ngày ngay sau 1 giờ ăn. Sử dụng mỗi ngày một thang.

5. Bài Thuốc chữa thần kinh tọa theo thể phong hàn

Bài Thuốc sử dụng cho các bệnh nhân có triệu chứng đau vùng thắt lưng dọc xuống mông, đau đùi gây khó khăn trong việc co giãn và di chuyển. Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng nhiệt độ cơ thể giảm, mạch phù.

+ Nguyên liệu:

Thiên niên kiện, ngưu tất, kê huyết đằng, xuyên khung, độc hoạt, uy linh tiên, đan sâm mỗi loại 12 gram; tế tân, quế chi, ngải cứu, chỉ xác, phòng phong mỗi loại 8 gram cùng với 6 gram cẩu tích.

+ Cách thực hiện – Cách dùng:

Sắc lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang Thuốc với 3 lần uống. Nên cùng Thuốc sau 1 giờ ăn no và dùng lúc Thuốc còn nóng.

6. Bài Thuốc sử dụng sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh được biết đến là loại sâm quý ở việt nam, được sử dụng để chữa bệnh đau dây thần kinh tọa, có tác dụng làm giảm các cơn đau khớp, tái tạo và làm mới lớp sụn. ngoài ra sử dụng sâm ngọc linh mỗi ngày sẽ phòng tránh được các bệnh viêm dây thần kinh tọa gây ra: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ.

+ Cách thực hiện:

Sâm ngọc linh cần được rửa sạch và thái lát mỏng rồi cho vào bình thủy tinh. Đem ngâm cùng với mật ong nguyên chất. Và có thể sử dụng sau 1 tháng. Sử dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lát.

Ngoài ra, có thể ngâm sâm ngọc linh với rượu trắng trong vòng 3 tháng và sử dụng mỗi ngày.

7. Bài Thuốc sử dụng lá lốt

Nếu nhắc đến các thần dược điều trị thần kinh tọa không thể không nhắc đến lá lốt. lá lốt có tính ấm, không những đẩy lùi nhanh các cơn đau mà còn giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.

+ Cách thực hiện:

Lá lốt cần phải rửa sạch bằng nước muối trước khi đem giã nhuyễn. Chắt bỏ bã lá lốt, chỉ lấy phần nước và sử dụng mỗi ngày một ly. Ngoài ra, có thể sử dụng lá lốt và lá ngải cứu đem giã nát, sử dụng thêm một ít giấm rồi đem chưng nóng. Đắp lên cũng vùng bị đau kết hợp với việc thư giãn.

Tìm hiểu thêm: Mẹo dùng lá lốt trị bệnh phong thấp

8. Bài Thuốc sử dụng cỏ xước

Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất được trồng nhiều ở vùng phía đông và nam châu Á. Cây cỏ xước không chỉ được dùng trong điều trị bệnh mà còn được sử dụng như một loại thực phẩm trong ẩm thực.

+ Nguyên liệu:

20 gram cỏ xước, 20 gram ý dĩ, 16 gram lá lốt, 16 gram đỗ trọng; thiên niên kiện, củ ráy khô, tô mộc, cẩu tích, ngải cứu, lá thông mỗi loại 12 gram.

+ Cách thực hiện – Cách sử dụng:

Đem các thảo dược sắc lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 2 lần sau mỗi bữa ăn. Sử dụng liên tục 10 ngày để Thuốc phát huy tác dụng.

Việc điều trị thần kinh tọa bằng bài Thuốc đông y cần người bệnh sử dụng Thuốc trong khoảng thời gian dài, bởi Thuốc không phát huy tác dụng tức thời như các loại Thuốc đặc hiệu. sử dụng các bài Thuốc đông y không những đem lại hiệu quả điều trị bệnh mà còn là “thần dược” bảo vệ sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ. ngoài việc chữa đau thần kinh tọa bằng Thuốc, cần kết hợp với các phương pháp điều trị đông y như: châm cứu, xoa bóp,… bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những bài Thuốc đông y chữa đau thần kinh tọa. tuy nhiên bài viết chỉ có giá trị tham khảo, chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh. cần hỏi ý kiến tham vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chuẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/8-bai-thuoc-dong-y-chua-dau-than-kinh-toa)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY