Ẩm thực hôm nay

8 món ăn cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị nên gây bệnh.

Tiêu chảy là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị nên gây bệnh. Trẻ thường biểu hiện nôn, tiêu chảy và gầy mòn. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể chế biến những thuốc dưới đây để tăng hiệu quả điều trị và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Bột củ ấu củ mài: củ ấu cả vỏ 30g, củ mài 30g. Nấu nhừ, ép lọc lấy nước, bỏ bã vỏ củ ấu, đun sôi trên bếp cho thành hồ bột. Dùng cho trẻ em tiêu chảy mạn tính.

Bột hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng), nghiền nát, liều lượng thích hợp, nấu bột, thêm đường. Dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.

Cháo ích mẫu: lá ích mẫu 20g, gạo tẻ 50g. Ích mẫu nấu ép lấy nước, đem nấu với gạo thành cháo. Dùng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kiết lỵ (tiểu nhi cam tích trĩ lỵ).

Xôi kê: kê đã sát vỏ (lật mễ) 150-250g. Nấu xôi kê hoặc cơm nếp, cho ăn bữa chính. Dùng cho các trường hợp suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng.

Cháo trứng cút: trứng chim cút 1-2 quả, cháo (gạo tẻ hoặc gạo nếp) 1 tô. Đập trứng vào bát, múc cháo nóng vào, thêm mắm muối vừa ăn, đảo đều. Mỗi lần ăn 1 bát cháo (ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối). Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người thể trạng suy nhược.

Cháo kê nội kim: kê nội kim 10g, gạo tẻ 50g, đường trắng liều lượng thích hợp. Kê nội kim sao giòn, tán mịn; gạo nấu cháo, khi cháo được cho bột kê nội kim và đường vào, đun tiếp cho sôi lăn tăn là được. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, trẻ em suy dinh dưỡng.

Bánh khảo mạch nha sơn tra: mạch nha 100g, sơn tra 50g, gạo 150g, đường trắng 75g, mật ong vừa đủ. Mạch nha, sơn tra, sao giòn; gạo rang. Tất cả tán mịn; trộn với mật ong, ép thành bánh cho ăn thường ngày. Dùng cho trẻ em ăn kém, chậm tiêu, chậm lớn.

Kê nội kim xa tiền tử tán: kê nội kim 20 cái, xa tiền tử 120g. Sao giòn tán mịn, chia làm 10-20 phần. Mỗi lần lấy 1 phần, khuấy với nước cơm hoặc cháo có thể thêm chút đường, muối). Mỗi ngày 1 lần (đợt dùng 10-20 ngày). Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng (tiểu nhi cam tích).

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-8-mon-an-cho-tre-bi-tieu-chay-16338.html)

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY