Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

9 cách phòng tránh biến chứng của đái tháo đường

Ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên có thể tiến bước dài trong việc kiểm soát huyết áp và cholesterol.
Cần kiểm soát mức cholesterol máu ở người đái tháo đường.

Thực hiện cam kết quản lý đái tháo đường

Là thành viên của nhóm chăm sóc đái tháo đường (ĐTĐ) giữa bạn, bác sĩ, y tá giáo dục về ĐTĐ và chuyên gia dinh dưỡng, sẽ giúp bạn học những điều cơ bản về chăm sóc ĐTĐ và đề nghị được giúp đỡ, khuyến khích bạn tiếp tục thực hiện. Nhưng nó phụ thuộc vào việc bạn quản lý tình trạng của bản thân. Sau tất cả, không điều gì giúp đỡ sức khỏe bạn hơn bạn.

Học tất cả những gì bạn có thể về ĐTĐ. Ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn hàng ngày, duy trì cân nặng hợp lý, theo dõi mức đường máu và theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giữ mức đường máu của bạn trong phạm vi giới hạn phù hợp với bạn. Đừng ngại khi hỏi đội ngũ người điều trị ĐTĐ giúp đỡ bạn khi cần thiết.

Nếu bạn hút Thu*c hay dùng loại Thu*c nào khác, yêu cầu bác sĩ giúp bạn bỏ Thu*c. Hút Thu*c làm tăng nguy cơ bị các biến chứng của ĐTĐ, bao gồm cả cơn đau ngực, đột quỵ, tổn thương thần kinh và bệnh thận. Thực tế, theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ, người hút Thu*c bị ĐTĐ gần như có tỷ lệ ch*t cao gấp 3 lần do bệnh tim mạch, hơn những người không hút Thu*c cũng bị ĐTĐ. Hãy nói với bác sĩ của bạn về cách bỏ Thu*c hoặc dừng sử dụng bất kỳ loại Thu*c gì.

Giữ huyết áp và kiểm soát mức cholesterol máu

Cao huyết áp và mức cholesterol cao có thể làm tổn thương các mạch máu của bẹn. Những tổn thương thường nặng và nhanh hơn khi bạn bị ĐTĐ. Khi các điều này cùng xuất hiện, nó có thể dẫn tới cơn đau ngực, đột quỵ hoặc có các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khác.

Ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên có thể tiến bước dài trong việc kiểm soát huyết áp và cholesterol, thỉnh thoảng Thu*c cũng rất cần thiết.

Khám sức khỏe và kiểm tra mắt định kỳ hàng năm

Kiểm tra đường huyết thường xuyên không có nghĩa là thay thế khám sức khỏe hàng năm và kiểm tra mắt định kỳ. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tìm kiếm các biến chứng liên quan đến ĐTĐ bao gồm cả dấu hiệu tổn thương thận, thần kinh và bệnh tim cũng như sàng lọc các vấn đề về bất thường liên quan đến y học khác. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chăm sóc mắt cho bạn, sẽ kiểm tra dấu hiệu của tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Cập nhật tiêm các loại vaccin

Đường huyết cao có thể làm yếu hệ thống miễn dịch của bạn, tiêm vaccin thường xuyên là quan trọng hơn bao giờ hết, hãy hỏi bác sĩ của bạn về:

Vaccin cúm: Sử dụng vaccin cúm hàng năm có thể giúp đỡ bạn giữ sức khỏe trong suốt mùa cúm cũng như dự phòng các biến chứng nguy hiểm của cúm.

Vaccin viêm phổi: Đôi khi vaccin viêm phổi cũng đòi hỏi tiêm duy nhất 1 lần, nhưng nếu bạn có biến chứng ĐTĐ hoặc khi bạn trên 65 tuổi, bạn có thể cần tiêm nhắc lại 5 năm/lần.

Các loại vaccin khác: Bạn cần tiêm cập nhật mũi tiêm phòng uốn ván và nhắc lại sau 10 năm, hãy hỏi bác sĩ của bạn về vaccin phòng viêm gan B. Tùy thuộc vào tình hình của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị các loại vaccin cần thiết khác.

Chăm sóc răng của bạn

ĐTĐ có thể dễ làm bạn bị viêm lợi. Bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và định kỳ khám răng ít nhất 2 lần/năm. Tham vấn ý kiến bác sĩ nha khoa ngay lập tức nếu lợi của bạn bị chảy máu, màu đỏ hoặc bị sưng.

Hãy quan tâm đến chân của bạn

Đường huyết tăng cao có thể làm tổn hại đến thần kinh ở chân và làm giảm tưới máu tới chân, các vết thương và mụn nước nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng. Để phòng các vấn đề ở bàn chân, hãy:

Rửa bàn chân hằng ngày bằng nước ấm.

Giữ bàn chân khô, đặc biệt là kẽ giữa các ngón chân.

Làm ẩm da vùng bàn chân và mắt cá chân của bạn bằng kem dưỡng da.

Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày nếu có mụn nước, vết thương, đỏ, loét hoặc sưng.

Tham vấn ý kiến bác sĩ nếu bạn có vết loét hoặc các vấn đề bàn chân khác mà không thể khỏi trong vài ngày.

Sử dụng aspirin hằng ngày

Aspirin làm giảm khả năng hình thành các cục máu đông, uống aspirin hằng ngày có thể giảm nguy cơ bị cơn đau ngực hoặc đột quỵ (những bệnh này là mối quan ngại lớn khi bạn bị ĐTĐ). Trên thực tế, liệu pháp sử dụng aspirin hằng ngày được đề nghị sử dụng cho phần lớn người bị ĐTĐ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc uống aspirin hằng ngày, bao gồm cả việc sử dụng liều aspirin sao cho tốt nhất.

Phải là người có trách nhiệm nếu bạn uống rượu?

Rượu có thể là nguyên nhân của đường máu thấp, tùy thuộc vào lượng rượu bạn uống bao nhiêu và bạn có ăn khi đó hay không, nếu bạn chọn rượu để uống, chỉ dùng một cách chừng mực và luôn luôn kèm theo bữa ăn. Luôn luôn nhớ rằng năng lượng từ bất kỳ loại rượu nào mà bạn uống cũng được tính trong tổng số năng lượng mà bạn hấp thu hàng ngày.

Với các căng thẳng nghiêm trọng

Nếu bạn đang căng thẳng, rất dễ dẫn tới sao nhãng việc chăm sóc tình trạng ĐTĐ hằng ngày. Các hormon của cơ thể có thể sản xuất để đáp ứng với tình trạng căng thẳng kéo dài không những ngăn chặn việc insulin hoạt động bình thường mà còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Biết cách kiểm soát và thiết lập các giới hạn chịu đựng. Ưu tiên sắp xếp hợp lý các công việc của bạn, học cách nghỉ ngơi và có một giấc ngủ ngon.

Tất cả vấn đề trên cần làm một cách chủ động, chăm sóc ĐTĐ nằm trong tầm tay của bạn. Liệu bạn đã sẵn sàng làm nhiệm vụ của mình, ĐTĐ sẽ không có chỗ đứng trong cuộc sống năng động và khỏe mạnh.

Dự án quốc gia Phòng chống bệnh đái tháo đường - BV Nội tiết TW         

Theo BS. Ngọc Thuỷ - TS. Lê Phong - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/9-cach-phong-tranh-bien-chung-cua-dai-thao-duong-n5608.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY