Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Amidan có thể mọc và phát triển lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ?

Amidan có thể mọc lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ. Nguyên nhân là do bác sĩ vô tình để sót lại mẫu mô amidan trong vòm họng hoặc do amidan bị loại bỏ khi chưa ngừng phát triển.

amidan có thể sẽ mọc trở lại ngay cả khi bạn đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng, bởi đây chỉ là một trong số những trường hợp tương đối hiếm gặp.

Một khi amidan không còn đảm bảo vai trò miễn dịch để bảo vệ cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng hình thành các ổ viêm chứa đầy vi rút và vi khuẩn gây bệnh. lúc này, phẫu thuật chính là giải pháp điều trị cần được xem xét.

Thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng tiến hành mổ amidan mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngay cả khi có yêu cầu phẫu thuật từ chuyên viên y tế nhưng người bệnh vẫn ngần ngại không cắt vì lý do “sợ amidan mọc trở lại”.

Điển hình là trường hợp của anh n.c.đ (34 tuổi, bình định): “anh bị viêm amidan hơn 3 năm rồi. hễ thời tiết thay đổi là bệnh lại tái phát, nhất là trong những ngày trời đang nắng nóng chuyển lạnh đột ngột. cổ họng của anh liên tục bị đau rát, hai cục amidan sưng to gây khó nuốt, ngay cả khi ăn thức ăn mềm. không những thế, bệnh còn gây khó thở làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. đặc biệt, trước đây anh không ngủ gáy nhưng thời gian gần đây vợ anh thường xuyên than phiền anh ngủ ngáy rất to, hơi thở lại có mùi hôi.

Lo sợ amidan chuyển nặng, anh có đến bệnh viên thăm khám, kết quả là amidan xuất hiện ổ viêm. bác sĩ yêu cầu anh phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ vùng viêm, tránh vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác và ảnh hưởng đến sức khỏe. tuy nhiên, anh sợ sau khi cắt, amidan vẫn mọc trở lại nên còn chần chừ chưa dám thực hiện phẫu thuật.”

Cũng giống như trường hợp anh n.c.đ, chị trâm anh (25 tuổi, ninh kiều – cần thơ) chia sẻ: “mình bị amidan khi còn nhỏ và có sử dụng Thu*c điều trị nhưng mãi vẫn không khỏi. đợt vừa rồi mình đi khám, bác sĩ yêu cầu mình phải tiến hành phẫu thuật, bởi amidan chuyển sang giai đoạn mạn tính và xuất hiện một số biến chứng nhẹ. thế nhưng, vì sợ đau với lại thấy chị hàng xóm cắt amidan xong vẫn bị mọc trở lại nên mình không muốn cắt, chỉ xin điều trị bằng Thu*c kháng sinh.”

I. Amidan cắt rồi có “mọc” trở lại không?

Theo bác sĩ lê hữu tuấn (trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thu*c dân tộc) cho biết: “sau phẫu thuật amidan vẫn có thể mọc trở lại, điều này còn tùy thuộc vào nhiều lý do. tuy nhiên, đây chỉ là một trong những trường hợp tương đối hiếm gặp. vì thế, bệnh nhân không cần phải lo lắng mà hãy nhanh chóng điều trị, tránh bệnh chuyển nặng gây biến chứng nguy hiểm.”

II. Tại sao amidan lại mọc trở lại?

Có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng tái phát trở lại của amidan sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như amidan bị loại bỏ trước khi chúng ngừng phát triển. lý giải rõ hơn về điều này, trong trường hợp bình thường, amidan thường có xu hướng phát triển với tốc độ khá ổn định cho đến khi trẻ 8 tuổi. lúc này, chúng bắt đầu co lại và dần dần biến mất khi bạn đến tuổi trưởng thành. tuy nhiên, nếu bạn cắt bỏ amidan trước 8 tuổi, khả năng chúng mọc trở lại là rất cao.

Lý do thứ hai làm tăng tỷ lệ quay lại của amidan là do bác sĩ vô tình để lại một lớp mô amidan mỏng trong vòm họng. trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp cắt amidan nhằm mục đích tách bỏ tất cả các mô amidan. nhưng nếu không loại bỏ hoàn toàn lớp mô này, sau phẫu thuật một khoảng thời gian chúng sẽ tái tạo và hình thành cục amidan mới. lúc này, rất có thể bạn phải tiến hành cuộc phẫu thuật lần hai. bởi triệu chứng viêm amidan xuất hiện sau phẫu thuật thường nghiêm trọng và khó chữa hơn lần đầu.

III. Làm thế nào để nhận biết amidan quay trở lại?

Amidan là hai miếng mô hình bầu dục thường mọc ở phía sau cổ họng để giúp chống lại vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng hô hấp. nếu amidan mọc trở lại, người bệnh có thể thấy những vết sưng và tấy đỏ tại nơi bạn đã từng cắt amidan. tuy nhiên, đây không phải là vấn đề khiến bạn lo lắng, trừ khi bệnh gây nên những triệu chứng nghiêm trọng như đau họng, khó thở khi ngủ hoặc nhiễm trùng,… với những triệu chứng này, bạn nên nói chuyện trực tiếp với bác sĩ để tránh tình trạng amidan có thể quay trở lại.

IV. Điều trị viêm amidan trở lại như thế nào?

Nếu bạn là một trong số rất ít những người có amidan mọc trở lại. lúc này, bạn nên điều trị bệnh theo hướng dẫn của chuyên viên chăm sóc sức khỏe. bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh nếu bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn. Thu*c kháng viêm không streroid cũng sẽ được dùng để cải thiện triệu chứng của amidan.

Bác sĩ sẽ không khuyên bạn cắt amidan. tuy nhiên, trong trường hợp, Thu*c không mang lại kết quả điều trị tốt phẫu thuật chính là giải pháp cần thiết. bên cạnh đó, phẫu thuật lần hai cũng sẽ được yêu cầu thực hiện nếu người bệnh bị nhiễm trùng thường xuyên. đồng thời, các biến chứng của amidan phì đại như khó nuốt, khó thở và ngưng thở khi ngủ,… có thể là mối nguy đe dọa đến tính mạng của người bệnh. vì vậy, cần cắt bỏ amidan gấp để tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra về sau.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/amidan-co-the-moc-va-phat-trien-lai-sau-khi-phau-thuat-cat-bo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY