Tình yêu và giới tính hôm nay

Ăn 1 bữa/ngày theo triết lý Nhật Bản, chàng trai Kon Tum giảm gần 20kg chỉ trong 1 năm, xóa sạch bệnh tật

Nguyễn Minh Kha (28 tuổi, Kon Tum) năm nào “người căng cứng trong bộ đồng phục đi làm, nút áo như muốn chực chờ đứt chỉ và văng ra nền nhà”, đã giảm được gần 20kg chỉ trong 1 năm nhờ triết lý “Ăn ít để khỏe” của chuyên gia Nhật Bản.

Ai trong chúng ta cũng đều biết đến những hệ quả không tốt cho sức khỏe của các chế độ ăn kiêng, nhịn ăn quá mức, chẳng hạn như gây sút cân quá nhanh, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, bất ngờ ngất, phá hủy sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể… Tuy nhiên, không phải lúc nào việc ăn ít cũng gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi chúng ta nắm được triết lý đúng đắn.

Trường hợp của chàng trai Nguyễn Minh Kha (28 tuổi, Kon Tum) nhờ triết lý “Ăn ít để khỏe” của chuyên gia người Nhật giảm gần 20kg trong 1 năm và đánh bay tất cả các bệnh tật là một ví dụ.

Hình ảnh sau giảm cân (trái) và trước khi giảm cân (phải).

Trước năm 2018, anh có cân nặng là 86kg, bị viêm gan B, men gan rất cao do tính chất công việc phải thường xuyên sử dụng rượu bia và tiệc tùng nên người lúc nào cũng trong cảm giác căng tức vì ăn nhiều, uống nhiều. Lúc đó, “người mình căng cứng trong bộ đồng phục đi làm, nút áo như muốn chực chờ đứt chỉ và văng ra nền nhà”, anh Kha chia sẻ.

Với những ai quen biết anh Kha, hình ảnh anh trong chiếc áo sơ mi bụng chật cứng, tròn trịa đã không còn quá xa lạ.

“Duyên ông trời sắp xếp”, sau khi kết hôn, vợ anh lại là người thích đọc sách, trong một lần đi nhà sách và chờ vợ lựa chọn sách, anh Kha vô tình nhìn thấy cuốn “Ăn ít để khỏe” của chuyên gia người Nhật Yoshinori Nagumo. “Tiêu đề đọc vào là thấy phi lý và điên rồ nhưng không hiểu sao mình lại bị cuốn vào, lật ra đọc cho vui thôi nhưng không ngờ mình tin và thực hiện theo cho tới bây giờ”. Vậy là hành trình “lột xác” của anh bắt đầu từ đây, tháng 7/2018.

Các cuốn sách vể triết lý ăn ít để khỏe của các chuyên gia người Nhật đã giúp anh hoàn toàn lột xác.

Theo đó, thời gian đầu, anh chỉ bỏ bữa trưa, bữa sáng và tối vẫn ăn bình thường. Sau 1 tháng thử thách bỏ qua toàn bộ thói quen làm đi làm lại trong 25 năm là “ăn bất chấp” sáng, trưa, xế chiều, tối, tối khuya, ăn thả ga nhậu nhẹt thả cửa,... chuyển sang bỏ bữa trưa, bỏ đi nhậu hẳn và tập ăn rau bỏ bớt ăn thịt, anh Kha thấy cơ thể nhẹ nhàng như trút đi cả cân mỡ, bụng không còn cảm giác căng tức, chạm vào như quả bóng bay.

Sau đó anh cảm thấy có những hôm ăn không ăn sáng thì bữa trưa qua rất dễ dàng, thế là anh bắt đầu tìm đọc thêm các tài liệu tiếng Anh thì thấy nếu ăn buổi sáng thì trưa dễ đói, đơn giản vì khi mình nạp đường vào cơ thể qua thực phẩm thì cơ thể sẽ đói và đòi hỏi ăn hơn.

Khoảng thời gian đầu giảm cân, các bữa ăn của anh Kha vẫn còn chứa khá nhiều thịt.

Do đó, anh Kha bắt đầu bỏ luôn bữa sáng và bữa trưa, chỉ ăn tối đúng theo tiêu chí của cuốn sách liên tục trong 2, 3 tháng tiếp theo, cơ thể anh đã quen dần, người chưa gọn nhưng bụng bắt đầu xẹp dần, tinh thần dần ổn định. Bởi khi đó, cơ thể chỉ kiểm tra lại toàn bộ gen và khắc phục các lỗi trong cơ thể, chuyển hóa mỡ nội tạng thành năng lượng khi cơ thể đói hoặc lạnh.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên áp dụng với dân văn phòng, “chống chỉ định” với người lao động chân tay và chơi thể thao.

Lúc bắt đầu chuyển sang bỏ luôn buổi sáng, giai đoạn này rất khó, mình ám ảnh và thèm đồ ăn lắm, muốn ăn mọi thứ, tuy không bị đau đầu nhưng thi thoảng lại có cảm giác chóng mặt, đầu óc mất tỉnh táo nhẹ. Cảm giác như cai nghiện 1 thứ gì đó, phải có ý chí, niềm tin lớn lắm mới quyết tâm làm được”, anh Kha chia sẻ.

Bữa tối của anh trong những ngày đầu thực hiện chế độ ăn 1 bữa/ngày không kiêng cữ quá nhiều, nhưng anh tuyệt đối bỏ đường, sữa động vật, nước và bánh kẹo ngọt. Còn thịt thì anh không bỏ ngay được mà số lượng các món thịt trong mỗi bữa ăn dần giảm xuống. Tỷ lệ thịt và rau từ 50:50 thành 40:60 rồi 30:70 và bây giờ có những bữa có thể lên tới 10:90, 5:95 thậm chí là 0:100.

Sự xuất hiện của những món thịt dần ít đi và nhường chỗ cho màu xanh của các món rau.

Thế rồi, liên tục từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 12 là chuỗi ngày cơ thể anh ốm dần đều, ốm nhất là lúc còn 65kg (giảm gần 20kg), người gầy hẳn, tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Giữa năm 2019, khi đi khám lại gan, bác sĩ nói men gan của anh rất ổn, virus viêm gan B vẫn còn nhưng kết quả tốt hơn lần khám trước khi giảm cân rất nhiều. Cuối 2019, anh tiếp tục tham gia một đợt khám tổng quát, mọi chỉ số sức khỏe của anh đều rất tốt, bác sĩ còn hỏi anh tại sao bị bệnh gan mà men gan ổn định quá, rất hiếm. Hiện nay, anh đang duy trì cân nặng ở mức 68kg, người "khỏe re".

Hình ảnh trước (trái) và sau (phải) khi giảm cân của anh Kha khiến không ít người quen của anh phải bất ngờ.

Khi được hỏi rằng liệu anh có duy trì chế độ ăn 1 bữa/ngày theo triết lý của chuyên gia người Nhật lâu dài hay không, chẳng cần suy nghĩ nhiều, anh Kha hăng hái trả lời: “Có chứ, nhất định là mình sẽ tiếp tục”.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/an-1-bua-ngay-theo-triet-ly-nhat-ban-chang-trai-kon-tum-giam-gan-20kg-chi-trong-1-nam-xoa-sach-benh-tat-20200226084821699.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY