Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ảnh Cận cảnh bên trong khu cách ly, sẵn sàng điều trị bệnh nhân Covid-19

(MangYTe) – Bệnh viện (BV) Đa khoa Hà Đông là 1 trong 5 BV tuyến đầu TP được phân công tiếp nhận trường hợp cách ly cũng như sẵn sàng các phương án tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Tại BV, khu vực cách ly phòng chống dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ. Bác sĩ, y tá, người lao động làm việc trong khu cách ly phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo hộ để tránh lây nhiễm.

BV đa khoa Hà Đông mỗi ngày tiếp nhận từ 8-10 trường hợp đến kiểm tra sức khoẻ liên quan đến dịch Covid-19. BV đã xây dựng quy trình nghiêm ngặt đảm bảo tuyệt đối an toàn. Ngay từ cổng BV, người đến khám được bác sĩ, nhân viên hướng dẫn để xe tại khu vực riêng, tách biệt với khu để xe dành cho người dân đến khám thông thường.

  Sau khi gửi phương tiện, các trường hợp đến kiểm tra sức khoẻ liên quan đến dịch Covid-19 được hướng dẫn đến khám sàng lọc tại khu vực riêng tại tầng 1, nhà E – Đối diện khoa cấp cứu.

 Tại khu vực khám sàng lọc, bệnh viện sắp xếp bàn làm việc để bác sĩ tư vấn, hướng dẫn người bệnh. Đồng thời, bệnh nhân được phát khẩu trang, sử dụng nước rửa tay miễn phí. Ngoài ra, trong khu vực khám này, BV còn dán biển nêu rõ: “Các biện pháp phòng, chống dịch viêm đường hô hấp do Virus Corona mới”.

 Quá trình tư vấn, hướng dẫn cho các trường hợp đến BV kiểm tra sức khoẻ liên quan đến dịch Covid-19, bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ che kín toàn bộ cơ thể.

 Đối với các trường hợp nghi nhiễm, bệnh nhân được đưa đến khu vực cách ly đặc biệt. Khu vực này, bệnh viện sắp xếp hàng rào quây kín, chỉ có 1 cửa vào và 1 cửa ra. Đồng thời, công an và bác sĩ trực 24/24h.

 Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, những người được phép mở hàng rào khu vực này chỉ có bác sĩ làm nhiệm vụ. Họ đều phải mặc đồ bảo hộ để tránh lây nhiễm.

 Bên trong khu vực cách ly, bác sĩ BV đa khoa Hà Đông phải làm việc 24/24h. Một số bác sĩ, nhân viên y tế phải trực từ ngày 8/3 chưa được về nhà. Họ liên lạc với gia đình chủ yếu qua điện thoại. Tuy nhiên, các bác sĩ đều tỏ ra lạc quan, sức khoẻ tốt, hết mình vì bệnh nhân. 

  Do làm việc 24/24h, các bác sĩ chủ yếu sinh hoạt, ăn uống tại bệnh viện. Những sinh hoạt hàng ngày cũng phải thực hiện theo một quy trình đảm bảo vệ sinh, an toàn nghiêm ngặt. Trong ảnh, bàn đưa cơm cho nhân viên bệnh viện được đặt trước cửa khu cách ly, có dung dịch vệ sinh, sát khuẩn.

 Đi cùng các bác sĩ vào khu vực cách ly để tìm hiểu các quy định, quy trình cách ly tại bệnh viện, phóng viên được bác sĩ cẩn thận hướng dẫn các bước sử dụng đồ bảo hộ.

 Quy trình mặc quần áo phòng, chống dịch gồm có 8 bước gồm: Đeo khẩu trang N95, mũ, kính bảo hộ, quần, áo, găng tay – lớp thứ nhất, găng tay – lớp thứ 2, ủng.

 Hình ảnh một bộ trang phục phóng viên được cấp khi vào khu cách ly của BV đa khoa Hà Đông.

 Các bác sĩ khi vào khám, điều trị cho bệnh nhân liên quan đến dịch Covid-19 trong khu cách ly sử dụng trang phục bảo hộ.

 Bộ đồ bảo hộ khi mặc che tối đa cơ thể, có phần dây áo được bố trí sau lưng nên khi mặc khó hơn trang phục thông thường. Trong ảnh, bác sĩ thị phạm, hướng dẫn phóng viên sử dụng trang phục bảo hộ.

 Mỗi ngày, bác sĩ sẽ khám cho các bệnh nhân liên quan đến dịch Covid-19 3 lần. Trước khi khám, bác sĩ sẽ đến phòng cách ly của bệnh nhân và đọc tên để họ chuẩn bị.

 Trong lúc chờ đợi bệnh nhân chuẩn bị, các bác sĩ sẽ sắp xếp, chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị cần thiết. Trong ảnh, bác sĩ đang điều khiển một thiết bị chụp X-Quang.

 Bác sĩ chuẩn bị thiết bị chụp X-Quang để khám cho bệnh nhân.

 Trước khi chụp X-Quang cho bệnh nhân liên quan đến dịch Covid-19, bác sĩ hướng dẫn cặn kẽ quy trình thực hiện.

 Quá trình chụp X-Quang, trong phòng chỉ có bác sĩ và bệnh nhân để đảm bảo an toàn, tránh độc hại cho những người khác.

  Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, bệnh nhân liên quan đến dịch Covid-19 đang được cách ly tại bệnh viện đa khoa Hà Đông đều có tâm lý thoải mái, hài lòng với công tác chăm sóc, khám chữa bệnh của các bác sĩ, nhân viên y tế.

 Theo đại diện bệnh viện Đa khoa Hà Đông, hiện nay khu vực cách ly còn 56 trường hợp (diện F1, F2)

 Trong suốt những ngày qua, các bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện đa khoa Hà Đông đều đang căng mình để phòng, chống dịch bệnh với tiêu chí an toàn, chu đáo tới từng người bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/anh-can-canh-ben-trong-khu-cach-ly-san-sang-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-377742.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY