Nhiều người cho rằng đậu phụ rất mát, lại có nguồn gốc thực vật nên có thể sử dụng thay rau ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia, điều này thật là tai hại, bởi dù đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng lại không chứa chất xơ.
Nếu bạn ăn đậu phụ thay rau kéo dài trong nhiều ngày, bạn sẽ bị táo bón kèm theo hàng loạt những hệ lụy sức khỏe và dinh dưỡng khác khi ăn một chế độ thiếu chất xơ.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, mặc dù đậu phụ là thực vật nhưng khi ăn cần tuyệt đối tránh 3 loại rau củ đó là rau bina và hành tây hoặc hành lá.
Theo các chuyên gia, bản thân đậu phụ là thức ăn giàu canxi, trong khi đó rau bina và hành tây hoặc hành lá cũng rất giàu axit oxalic. Nếu kết hợp đậu phụ với 3 món rau củ này với nhau sẽ làm cho canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ.
Hàng ngày bạn có thể ăn đậu phụ cùng với củ cải. Theo nhiều nghiên cứu, đậu phụ ăn chung cùng củ cải rất có lợi cho sự hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng cũng giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.
Bầu có chứa interferon, một chất giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng kháng virus và u bướu. Trong khi đó, đậu phụ chứa nhiều protein thực vật. Chính vì thế, khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.
Trong đậu phụ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì thế khi ăn chung với hẹ có thể điều trị táo bón. Món ăn này cũng được coi là bài Thu*c hiệu quả với người bị táo bón.
Đậu phụ kết hợp với gừng là bài Thu*c tốt cho phổi và còn có thể trị ho. Bạn nên ăn món này thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chủ đề liên quan:
bệnh sỏi thận chứng cảm mạo chuyên gia trung quốc đậu phụ đậu phụ tẩm hành hệ lụy sức khỏe loại rau loại rau đại kỵ món khoái khẩu sức khỏe tác nhân gây bệnh táo bón trị ho hen