Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ba người tái dương tính xét nghiệm âm tính nCoV trở lại

Các bệnh nhân 36, 52, 149 đã âm tính nCoV trở lại, trong khi bệnh nhân 137 chưa có kết quả xét nghiệm.

Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, cho biết, "bệnh nhân 52" và "bệnh nhân 149", điều trị tại Bệnh viện số 2, tái dương tính vài ngày trước, sáng nay đã có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trở lại. Hiện cả hai sức khỏe ổn định, không ho, không sốt, tự thở được, đang được cách ly, theo dõi tiếp. 

"Bệnh nhân 36", người giúp việc của doanh nhân Bình Thuận, cũng có kết quả xét nghiệm âm tính trở lại vào 26/4, theo bác sĩ Đinh Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh. Hiện sức khỏe bà ổn định, đang được điều trị tại bệnh viện Đông y tỉnh theo phác đồ của Bộ Y tế.

"Bệnh nhân 137", quê Nghệ An, từ Đức về và từng xét nghiệm âm tính 6 lần trước khi dương tính lại, hiện chưa có kết quả xét nghiệm mới. Bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết sức khỏe bệnh nhân ổn định. 

"Bệnh nhân 188", nhân viên công ty Trường Sinh, trước điều trị tại Hà Nam, sau khi tái dương tính được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Sáng 18/4 bà này xét nghiệm dương tính, chiều và ngày hôm sau âm tính. Sang ngày 20 và 21 dương tính liên tiếp trở lại. 

Tất cả trường hợp tái dương tính đều được điều trị lại từ đầu và theo dõi sát diễn biến sức khỏe.  

Ông Diện nhận định diễn biến bệnh của hai ca nhiễm rất phức tạp nên các bác sĩ không chủ quan. Trước khi có kết quả xét nghiệm ba lần âm tính nCoV và công bố khỏi bệnh ngày 16/4, hai bệnh nhân này đã trải qua nhiều lần xét nghiệm với kết quả âm tính rồi lại dương tính. Tất cả bệnh nhân Covid-19 đều  được theo dõi sát diễn biến và được lấy mẫu xét nghiệm sau mỗi 48 giờ.     

Hiện chưa rõ nguyên nhân bệnh nhân tái dương tính. "Có khả năng hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân kém đi khiến virus lại bùng lên do Covid-19 chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu", ông nói.  

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết y bác sĩ chỉ khẳng định bệnh nhân tái dương tính, chưa đủ bằng chứng khẳng định tái nhiễm, do khi xét nghiệm chỉ phát hiện một trong ba đoạn gene của virus trùng khớp. 

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương được đề nghị nuôi cấy virus từ mẫu bệnh phẩm. "Nếu nuôi cấy được virus thì có thể khẳng định người đó tái nhiễm", bác sĩ Bình cho biết.

Đến nay Việt Nam ghi nhận 5 trường hợp dương tính lại, ngoài ra còn "bệnh nhân 22" dương tính lại ngay trước khi về Anh, khi ở Anh xét nghiệm lại âm tính. 

Thế giới ghi nhận hàng trăm ca dương tính lại, như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, tuy nhiên các ca này không lây nhiễm cho người xung quanh.  Tổ chức Y tế Thế giới cho hay chưa có bằng chứng nào chứng minh người đã hồi phục Covid-19 không bị nhiễm lại.  

Thúy Quỳnh - Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ba-nguoi-tai-duong-tinh-xet-nghiem-am-tinh-ncov-tro-lai-4090648.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY