Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bác sĩ phản ứng phim Lửa ấm truyền thông sai về phòng chống HIV

Phim Lửa ấm trình chiếu vào 21h trên VTV1 đang truyền thông sai về phơi nhiễm và xử lý phơi nhiễm HIV khiến cho cộng đồng sợ hãi.

Bác sĩ phản ứng phim Lửa ấm truyền thông sai về phòng chống HIV - Ảnh 1.

Nhân vật thuỷ (trái ảnh) và hoàng (thứ hai từ phải sang) nghi ngờ bị nhiễm hiv trong phim lửa ấm đang khiến người làm chuyên môn phòng chống hiv/aids phản ứng

Đây là quan điểm của ths. bs lã thị lan, pgđ cdc hà nội. theo đó, bà lan chỉ ra cảnh một chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy (nhân vật hoàng) bế người bị T*i n*n giao thông đi cấp cứu. tại bệnh viện, bác sĩ khẳng định “anh bị phơi nhiễm rồi”.

Bà Lan cho rằng “đây là cách hiểu hết sức sai lầm vì không phải tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV là phơi nhiễm”.

Không chỉ truyền thông sai về phơi nhiễm hiv, bộ phim còn đưa ra thông tin sai về xử lý phơi nhiễm. “sai một cách nghiêm trọng”, bà lan ái ngại khi cho biết trong phân cảnh tiếp theo nhân viên y tế chìa ra kết quả bệnh nhân dương tính với hiv và các bác sĩ trao đổi với nhau là “chị đã bị phơi nhiễm hiv rồi, chị phải cách ly 2 ngày để phòng phơi nhiễm (nhân vật bs thuỷ)”.

“đây cũng là cách hiểu sai, dân chuyên môn phòng chống hiv/aids chúng tôi đùa nhau “chắc truyền thông covid-19 mạnh quá nên covid- 19 cách ly 14 ngày thì hiv nhẹ hơn nên cách ly 2 ngày”. đùa thế thôi nhưng chúng tôi rất buồn về việc đấy”, bà lan cho hay.

Tiếp đến một hoạt cảnh khác được các diễn viên diễn rất sâu đó là cảnh người nhà cô bác sĩ rất hoảng hốt cứ như là nếu mắc hiv thì sẽ ch*t luôn. tiếp nữa là một nhân vật đường đường là một bác sĩ cũng nhắn tin cho con với những lời bi ai “cứ như là lời cuối”.

“mọi người tiếp tục trêu tôi, bộ phim lửa ấm tiếp tục chọc tức chị lan đấy. bộ phim sai một cách nghiêm trọng về xác định thế nào là phơi nhiễm và xử lý khi phơi nhiễm hiv”, bà lan cho hay.

Bà lan băn khoăn việc nếu cứ tiếp tục truyền thông như vậy liệu sau này có ai dám cấp cứu người T*i n*n giao thông nữa hay không?.

Trong khi theo bà lan ngay từ khi hiv xuất hiện, ngành y tế cũng đã truyền thông rất nhiều trong đó nhấn mạnh, dù có bị phơi nhiễm hiv/aids “cũng không ch*t”. bởi trên thực tế đã từng có bác sĩ bị xương bệnh nhân nhiễm hiv cắt đứt tay, thậm chí có trường hợp người nhiễm hiv sau khi biết mình bị nhiễm bệnh đã giật xi lanh máu tiêm lại cho bác sĩ nhưng cũng chưa ai bị phơi nhiễm.

Liên quan đến vấn đề phơi nhiễm với hiv, cục phòng chống hiv/aids (bộ y tế) cho biết, đây là tình huống rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. mặc dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm hiv hoặc nghi ngờ nhiễm hiv đều dẫn đến bị nhiễm hiv.

Tuy vậy do thông tin hoặc hiểu biết không đầy đủ nên một số người quá lo lắng trong khi một số khác lại không biết nên bỏ qua “khoảng thời gian vàng” không điều trị dự phòng kịp thời.

Theo đó, phơi nhiễm với HIV do T*i n*n nghề nghiệp thường xảy ra ở những người làm nghề y do bị kim đâm khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm, vết thương do dao mổ và các dụng cụ y tế sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh gây tổn thương. Phơi nhiễm do T*i n*n nghề nghiệp cũng còn gặp ở trong một số ngành như công an, quân đội... khi làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm.

Theo các chuyên gia, người bị phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp cần được xử lý vết thương tại chỗ bằng cách rửa ngay vết thương dưới vòi nước, nếu vết thương chảy máu, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt phải rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua mũi, miệng cũng phải rửa mũi hoặc xúc miệng bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

Sau đó, người bị phơi nhiễm sẽ được đánh giá nguy cơ theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc. Dựa trên mức độ tổn thương của da, độ sâu, có chảy máu hay không … để xác định phơi nhiễm đó có nguy cơ hay không có nguy cơ giúp việc quyết định điều trị ARV.

Cuối cùng là điều trị dự phòng bằng Thu*c ARV. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.

Sử dụng phác đồ ba Thu*c uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng Thu*c khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV. Theo dõi trong và sau điều trị như theo dõi và xử trí tác dụng phụ của ARV; tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bac-si-phan-ung-phim-lua-am-truyen-thong-sai-ve-phong-chong-hiv-20201125111635157.chn)
Từ khóa: phòng chống HIV

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY