Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bạch truật trị tỳ vị khí hư, an thai

Bạch truật là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Bạch truật có các hợp chất sterol, tinh dầu, sinh tố A... làm tăng sức bền, tăng khả năng thực bào, tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, chống loét, lợi niệu, chống u bướu, chống đông máu, làm giãn mạch,  hạ huyết áp, giảm đường huyết.

Theo đông y, bạch truật vị ngọt đắng, tính ôn; vào kinh tỳ và vị. tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn an thai. trị chứng tỳ vị khí hư, chứng thủy thũng, đàm ẩm, khí hư tự hãn và an thai.

Liều dùng: 6-12g. Dùng chữa táo thấp thì để sống, dùng để bổ tỳ thì phải sao tẩm. Sau đây là một số bài Thu*c có bạch truật.

Kiện tỳ, cầm tiêu chảy:

bài 1 - thang lý trung: đảng sâm 12g, sinh khương 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. sắc uống. trị tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, kém ăn.

Bài 2 - Bột sâm truật: đảng sâm, bạch truật, phục linh, ý dĩ, liên nhục, nhục đậu khấu, kha tử, trần bì mỗi vị 12g, sơn tra 8g, thần khúc 8g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, cam thảo 4g. Sắc uống hoặc tán bột. Trị các chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi.

kiện vị tiêu thực: dùng trong trường hợp công năng của tỳ, vị đều hư nhược, tiêu hóa không tốt, không muốn ăn uống: bạch truật 12g, chỉ thực 6g. sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. mỗi lần uống 8g, ngày uống 2-3 lần, chiêu với nước cơm.

Bạch truật bổ khí kiện tỳ, trị tỳ vị khí hư, tiêu chảy.

Bạch truật bổ khí kiện tỳ, trị tỳ vị khí hư, tiêu chảy.

Cố biểu, chỉ hãn:

bài 1 - Thu*c bột bạch truật: bạch truật 12g, phòng phong 12g, mẫu lệ 24g. sắc uống hoặc tán thành bột. mỗi lần uống 12g, chiêu với nước. trị chứng tỳ hư, tự ra mồ hôi, người mỏi mệt, thở ngắn.

bài 2: bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, phù tiểu mạch 20g. sắc uống. trị chứng tim hồi hộp, lo âu, ra mồ hôi.

Lợi niệu tiêu thũng: Dùng trong trường hợp tỳ hư, thủy thấp không chuyển hóa được gây phù nề.

bài 1 - bột toàn sinh bạch truật: bạch truật 12g, đại phúc bì 12g, gừng tươi 12g, ngũ gia bì 12g, địa cốt bì 12g, phục linh bì 20g. sắc uống. trị phù nề toàn thân, phụ nữ có thai bị phù.

bài 2 - thang linh quế truật cam: phục linh 12g, quế chi 8g, bạch truật 8g, cam thảo 8g. sắc uống. trị các chứng tỳ hư, ho hen có đờm, tim đập nhanh, mắt mờ.

Thu*c an thai:

bài 1 - đương quy tán: bạch truật 32g, đương quy 64g, hoàng cầm 64g, bạch thược 64g, xuyên khung 64g. tất cả sấy khô, tán bột. ngày uống 8-12g, uống với rượu loãng. trị phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.

bài 2 - thái sơn bàn thạch thang: nhân sâm 5g, đương quy 8g, hoàng cầm 5g, xuyên khung 4g, thục địa 10g, chích thảo 4g, hoàng kỳ 15g, tục đoạn 5g, bạch truật 10g, thược dược 6g, sa nhân 4g, nhu mễ 5g. sắc uống. tác dụng ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bach-truat-tri-ty-vi-khi-hu-an-thai-n175840.html)
Từ khóa: Bạch truật

Chủ đề liên quan:

bạch truật khí hư tỳ vị

Tin cùng nội dung

  • Cháu năm nay 13 tuổi, V*ng k*n của cháu có chất nhầy màu trắng. Hai tháng cháu mới thấy kinh 1 lần. Mong bác sĩ cho cháu biết cháu mắc bệnh gì?
  • Các bài Thu*c dân gian sau chữa các chứng khí hư, huyết hư,... do kinh nguyệt thất thường trong ngày đèn đỏ của chị em.
  • Chứng vị khí hư Đông y thường gọi là chứng vị khí (dịch vị) bất túc. Công năng thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn đồ uống bị sút kém
  • Trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai.
  • Mangyte- Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp.
  • Khí hư bạch đới là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch ....
  • Mầm thóc hay mầm lúa còn gọi là cốc nha (Trung Quốc), có tên khoa học là Oryza sativa L. thuộc họ lúa (Poaceae).
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY