Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa bệnh mồ hôi tay chân

Những người chân tay lạnh toát, hay hồi hộp, tim đập nhanh, hoa mắt, hoảng loạn... thường mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân. Cần dùng bài Thuốc trị phong thấp, bổ tâm âm để thoát khỏi tình trạng này.

Theo Y học cổ truyền, những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là đường kinh tâm, tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên, có người mồ hôi chảy thành giọt. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi toát ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Lương y Lê Xuân Hải, chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa cho biết, người bị ra mồ hôi ở chân tay nhiều cần được thăm khám biết rõ nguyên nhân để được điều trị phù hợp.

Có 3 thể bệnh:

Sinh hoàng kỳ 20 g, quế chi 12 g, bạch thược 12 g, ý dĩ 20 g, táo 3 quả, cam thảo 4 g, bạch truật, 12 g, xương truật 12 g, tỳ giải 12 g, ô dược 12 g, trạch tả 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Lưu ý, người dùng Thuốc cần kiêng thịt gà, ngan, vịt, ốc hến.

Táo nhân 12 g, phục thần 12 g, viễn chí 12 g, mạch môn 12 g, đan sâm 12 g, huyền sâm 12 g cam thảo 4 g, táo 3 quả.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Chú ý, người uống Thuốc cần kiêng đồ cay nóng, chất kích thích như rượu bia, cà phê.

Sinh địa 20 g, mạch môn 12 g, ngưu tất 12 g, ngũ vị 12 g, bạch thược 12 g, sinh hoàng kỳ 16 g, quế chí 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Lương y Hải khuyến cáo, ngoài việc dùng Thuốc, người bệnh cần vệ sinh chân tay sạch sẽ, để khô thoáng, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress và có chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá lốt đã sao để đun uống hằng ngày sẽ giúp cải thiện bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-benh-mo-hoi-tay-chan-15920.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY