Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc giải rượu và trị rối loạn tiêu hóa do say xỉn

Cơ thể thường mỏi mệt, đầy hơi và khó tiêu sau một đêm say rượu. Trước hết có thể uống trà pha đường phèn hay nước chè tươi để giải rượu, sau đó nấu hoàng liên khô và lá khổ sâm tươi lấy nước uống.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội dược liệu TP HCM, có những loại thực phẩm thông thường mà mọi người dễ dàng áp dụng để giải rượu như:

- Trà pha đường phèn hoặc đường phổi, uống 1- 2 trà ấm giúp giải rượu hiệu quả, ấm bụng.

- Giải rượu nhanh chóng bằng lá chè: Trong nước chè tươi có nhiều chất phênôn, caphêin, axitamin... giúp gây hưng phấn cho trung khu thần kinh, từ đó nâng cao khả năng trao đổi chất của gan. Do đó nước chè tươi nên có tác dụng giả rượu, giúp người say mau tỉnh.

- Giải rượu bằng chanh hoặc trà gừng: cắt một vài lát chanh pha với nước hoặc dùng gừng tươi đập dập pha với nước kết hợp một chút trà xanh , cơn say rượu sẽ qua nhanh chóng.

- Đậu xanh để nguyên vỏ, nấu lấy nước uống từ 2-3 cốc giúp mau tỉnh, thanh nhiệt hiệu quả.

Ngoài ra, một số triệu chứng khó chịu của người say sau một đêm thức dậy là uể ỏi, mỏi toàn thân, có đờm ở cổ họng, họng khát cháy. Theo lương y Nghĩa, nghiêm trọng hơn là triệu chứng rối loạn tiêu hóa khiến nhiều người đi làm không nổi, đi vệ sinh liên tục 3-7 lần, nóng bụng, đầy hơi và nóng rát hậu môn. Với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như trên, theo Đông y có bài Thuốc đơn giản có tác dụng tốt bao gồm hoàng liên và khổ sâm.

- Hoàng liên, tên khoa học là Rhizoma Coptidis, vị Thuốc có tác dụng ổn định men ruột, thanh nhiệt hiệu quả, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.

- Lá khổ sâm, tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep, lá có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng. Dùng lá khổ sâm giảm tình trạng đau bụng hiệu quả.

Bài Thuốc đơn giản gồm: 10g hoàng liên khô và 3g lá khổ sâm tươi, nấu lấy nước uống có hiệu quả nhanh chóng, có thể uống thêm 2-3 lần trong ngày để đường tiêu hóa được phục hồi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-giai-ruou-va-tri-roi-loan-tieu-hoa-do-say-xin-16312.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY