Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị chứng đau nhức khớp

Thời tiết chuyển mùa cuối xuân sang hè, nóng lạnh đột ngột, độ ẩm tăng cao là giai đoạn bệnh khớp bắt đầu trở nặng.
Thời tiết chuyển mùa cuối xuân sang hè, nóng lạnh đột ngột, độ ẩm tăng cao là giai đoạn bệnh khớp bắt đầu trở nặng. Nguyên nhân theo Đông y là do cảm nhiễm phải khí phong thấp. Người bệnh đau nhức các khớp xương, có khi tê bì… Sau đây là một số bài Thuốc trị.

Khi mới mắc bệnh: phép chữa là bổ chính khu tà. Dùng một trong các bài:

Bài 1: trúc lịch, tần giao, hoàng cầm, phòng kỷ, quế tâm, cam thảo, cát căn, ma hoàng, tế tân, can khương mỗi vị 4g; phòng phong, thăng ma mỗi vị 6g; phụ tử, phục linh mỗi vị 8g; hạnh nhân 50 hạt. Các vị cho vào nồi, đổ với 5 bát nước, đun cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống làm 2 lần. Bệnh khi mới phát sinh nên uống bài này dự phòng.

Bài 2: cúc hoa 40g; thiên trùng, thạch hộc mỗi vị 18g; cam thảo, nhân sâm mỗi vị 20g; tục đoạn, trạch tả, tế tân, thạch vĩ, xương bồ, phục linh, phòng phong, can khương, hoài sơn, hoàng kỳ, viễn chí, tần giao, ngưu tất, đỗ trọng, sinh địa, bạch truật, tỳ giải mỗi vị 12g; ô đầu 6g. Các vị trên tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với rượu nóng mà uống, ngày 3 lần. Nếu chưa khỏi thì mỗi lần uống 8g. Bài này ngoài công năng khu phong tán hàn lại còn cả cái năng lực bổ chính, cho nên bệnh khỏi mà chính khí không bị tổn thương.

Khi các khớp xương đều đau nhức, từ chân đến đầu gối tê dại và sưng, mạch phù, hoãn… Phép chữa là khu phong tiết tà. Dùng một trong các bài:

Bài 1: khương hoạt, phòng phong, sài hồ, hoàng cầm mỗi vị 6g; cam thảo 2g; mộc qua 8g; hoàng liên, hoàng bá, mộc hương mỗi vị 4g; qua lâu, bạch linh, trạch tả mỗi vị 12g. Các vị cho vào nồi, đổ 4 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.

Bài 2: ma hoàng 4g; cát căn, hoàng cầm, phòng phong, tần giao mỗi vị 8g; phục linh 20g; hạnh nhân, phòng kỷ mỗi vị 12g; trúc lịch 40g (để riêng); cam thảo 2g. Cho ma hoàng vào nồi, đổ 6 bát nước đun trước cho cạn còn 4 bát, gạt bỏ bọt, cho các vị khác vào, đun cạn còn 1 bát rưỡi. Trúc lịch giã nát, cho nước vào khuấy đều, lọc lấy nước, cho vào nước Thuốc trên, đun sôi kỹ, uống nóng 1 lần.

Nếu đau nhức khớp xương kèm đại tiện bí thì uống bài Khương hoạt đạo trệ thang: khương hoạt, độc hoạt mỗi vị 20g; phòng kỷ, quy vĩ mỗi vị 12g; đại hoàng 40g; chỉ thực 8g. Các vị sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 20g, đun với 2 bát nước, cạn còn khoảng gần một bát rưỡi; uống nóng 1 lần; nếu thấy đại tiện hơi lợi thì thôi ngay.

Thời kỳ bệnh nặng có nôn, ngực đầy tức, uống ngay bài Thù du mộc qua khương hoạt thang: ngô thù du 4g; binh lang, khương hoạt mỗi vị 12g; mộc qua 6g; sinh khương 5 lát. Các vị cho vào nồi, đổ 4 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-chung-dau-nhuc-khop-9387.html)

Tin cùng nội dung

  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY