Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị chứng rối loạn tiền mãn kinh

Tuổi mãn kinh trung bình ở người phụ nữ là khoảng 50 tuổi, một số ít mãn kinh xảy ra sớm ở tuổi 42 và mãn kinh muộn ở tuổi 55.
Tuổi mãn kinh trung bình ở người phụ nữ là khoảng 50 tuổi, một số ít mãn kinh xảy ra sớm ở tuổi 42 và mãn kinh muộn ở tuổi 55. Trước khi mãn kinh thực sự, có khoảng 5 năm là giai đoạn chuyển tiếp, còn gọi giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng là thời kỳ người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác ngoài các rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ đến sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh... Theo Đông y, hội chứng tiền mãn kinh là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng sinh ra sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể.

Để điều trị những rối loạn tiền mãn kinh, Đông y có nhiều cách, kết hợp dùng Thuốc và các phương pháp không dùng Thuốc như xoa bóp, dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền... Sau đây xin giới thiệu một số bài Thuốc thường dùng tùy thể bệnh là thận âm hư, thận dương hư hay huyết ứ đàm trệ.

Chứng âm hư nội nhiệt:

Biểu hiện: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít hoặc trễ, ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng ra mồ hôi, miệng khô táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Bài Thuốc: sinh địa, thục địa, đơn bì, phục linh, trạch tả, hoàng bá, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 12g; sơn thù nhục 10g; sinh long cốt, sinh mẫu địa, qui bản (sắc trước) mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chứng âm hư can vượng:

Biểu hiện: Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt, nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, lưỡi ria đỏ, mạch huyền sác.

Bài Thuốc: sinh địa 16g, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả, kỷ tử, hạ khô thảo mỗi vị 12g, cúc hoa, sài hồ (sao dấm), câu đằng mỗi vị 10g, bạch thược 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu mất ngủ gia táo nhân (sao) 20g, bá tử nhân 10g, dạ giao đằng 10g.

Chứng tâm thận bất giao:

Biểu hiện: Rối loạn kinh nguyệt người nóng ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, ngủ hay mộng, tư tưởng không tập trung, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ ít rêu.

Bài Thuốc: sinh địa, thục địa đơn bì, phục thần, bạch linh, bạch thược, mạch môn, thạch xương bồ mỗi vị 12g, ngũ vị tử, viễn trí, hoàng liên, cam thảo mỗi vị 4g, táo nhân (sao) 20g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể thận dương hư

Biểu hiện: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh, mệt mỏi hoặc phù, tiểu trong, lưỡi trắng nhợt, rêu trắng mạch trầm nhược.

Bài Thuốc: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả đều 12g; phụ tử (chế), quế nhục mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu mệt mỏi, kém ăn gia đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 10g.

Nếu ngủ ít gia táo nhân (sao) 20g, bá tử nhân 10g.

Nếu chân phù gia xa tiền tử, trư linh, bạch mao căn đều 12g.

Nếu kinh nguyệt kéo dài, uống thêm tam thất bột 1-2g hoặc a giao 6g hòa cùng nước Thuốc uống.

Thể huyết ứ đàm trệ

Biểu hiện: Phụ nữ sắp hết kinh người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch trầm hoạt.

Bài Thuốc: đương qui, sinh địa, đào nhân, sài hồ, xích thược, ngưu tất, bạch linh mỗi vị 12g; xuyên khung, hồng hoa, chỉ xác, sơn tra, trúc nhự, trần bì mỗi vị 10g; hoàng kỳ (sống) 30g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh cần chú ý chế độ ăn hạn chế mỡ, đường, ăn nhiều rau, các loại đậu. Nên ăn gạo lức, muối mè đen sẽ giúp phòng và ngăn chặn bệnh phát triển; năng vận động, tinh thần thoải mái, chống stress, lao động nghỉ ngơi hợp lý là những điều kiện quan trọng để giảm bệnh.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-chung-roi-loan-tien-man-kinh-19111.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.