Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai làm việc tại 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ

Từ 29-31/7, Đoàn Ban chủ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do PGS. TS Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai.

Đoàn bao gồm đại diện các Vụ, Cục của Bộ Y tế, của Tổng cục Phòng và Tổng Cục Thuỷ lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc Phòng.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại cuộc họp với BCH PCTT và TKCN tỉnh Đồng Nai.

Đoàn đã làm việc với Ban chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh Tây Ninh do đồng chí Trần Văn Chiến, PCT UBND tỉnh dẫn đầu; BCH PCTT và TKCN tỉnh Bình Phước do đồng chí Huỳnh Anh Minh, PCT UBND tỉnh dẫn đầu; BCH PCTT và TKCN tỉnh Đồng Nai do đồng chí Võ Văn Chánh, PCT UBND tỉnh dẫn đầu.

Đoàn đã thị sát các hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Đồng Xoài (Bình Phước), hồ Sông Mây (Đồng Nai) và kiểm tra việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai tại các Trung tâm y tế huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), TP Đồng Xoài (Bình Phước) và huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

Mặc dù ba địa phương này trong thời gian qua không xảy ra thảm hoạ thiên tai, ngoại trừ mưa lớn, dông, lốc gây ngập lụt cục bộ và thiệt hại giao thông và đời sống của nhân dân, nhưng các BCH PCTT và TKCC của ba địa phương đã triển khai tốt các hoạt động PCTT và TKCN theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác PCTT.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thị sát hồ Song Mây, Đồng Nai

Các địa phương kiến nghị các bộ ngành trung ương sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ PCTT để các địa phương thực hiện được thuận lợi; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bố trí kinh phí nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước xung yếu như Tha La (Tây Ninh), Đa Tôn, Sông Mây, Gia Ui (Đồng Nai), Suối Láp, Suối Lai, Thọ Sơn, Sơn Phú, Hưng Phú, Ông Thoại, Bình Hà 1, Bù Nâu (Bình Phước)...

Tuy nhiên, tại ba tỉnh trên vẫn còn một số việc chưa làm được như: Chậm thành lập đội xung kích PCTT cấp xã, khó khăn trong việc xây dựng năng lực cho nhân sự PCTT, thu quỹ PCTT đạt thấp (Tây Ninh mới thu được 16% theo kế hoạch), trang thiết bị PCTT chưa bảo đảm, còn thiếu xuồng, áo phao, máy khoan cắt bê tông, xe cứu thương...; một số công trình thuỷ lợi xuống cấp, hư hỏng chưa được duy tu, bảo trì do thiếu kinh phí; hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai còn thiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao việc triển khai công tác PCTT và TKCN và tinh thần sẵn sàng đối phó với thiên tai ở ba tỉnh theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra cống xả lũ hồ Đồng Xoài (Bình Phước).

Theo Thứ trưởng, trong những tháng cuối năm 2019, các tỉnh cần làm tốt 6 điểm như, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch, nhiệm vụ PCTT và TKCN của các cấp; xây dựng phương án ứng phó các loại hình thiên tai trên địa bàn theo cấp độ rủi ro thiên tai, sát với thực tiễn; đồng thời, phát huy tốt vai trò thường trực công tác TKCN của cơ quan quân sự các cấp; tiếp thu ý kiến các cơ quan, hoàn thiện phương án ứng phó các tình huống thiên tai trong 6 tháng cuối năm 2019.

Triển khai lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là phòng chống bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn. Rà soát quy hoạch, chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, giảm thiểu tác động của thiên tai; kiểm tra, đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ đập (nếu có), đồng thời có phương án đảm bảo an toàn công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, khu dân cư, khu vực sản xuất; điều chỉnh các bất cập của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra thiết bị y tế, Thu*c men cấp cứu khi có thiên tai tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung nguồn lực, phối hợp với các địa phương, bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét làm cơ sở cho việc quy hoạch phân bố lại dân cư gắn với phòng chống thiên tai. Rà soát, chủ động di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ cao rủi ro thiên tai, có phương án sơ tán đảm bảo an toàn đối với các hộ chưa có điều kiện di dời.

Đồng thời các tỉnh này cần xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng: Dân quân tự vệ, công an, thanh niên, các đoàn thể xã hội..; xây dựng phương án bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu.

Chỉ đạo lực lượng công an các địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai, tài nguyên nước, đặc biệt là tập trung xử lý; Có phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó các tình huống thiên tai, nhất là bão mạnh, siêu bão, động đất...

Đối với ngành y tế các tỉnh này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị cần có phương án tổ chức lực lượng y tế cơ động, sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị người bị thương, bị nạn; phát huy hiệu quả công tác kết hợp quân dân y trong phòng chống TT&TKCN; sử dụng lực lượng quân y, lực lượng huy động ngành y tế để bảo đảm cho các tình huống khẩn cấp; đặc biệt chú ý các đối tượng dễ bị tổn thương: người già, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ có thai.. tổ chức dự trữ Thu*c, hóa chất vật tư y tế, chủ động phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai;

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nghe báo cáo về phương án xả lũ hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị các tỉnh huy động các nguồn lực để tạo quỹ PCTT của địa phương; tổ chức thu và quản lý quỹ phòng chống thiên tai đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, chi quỹ phòng chống thiên tai theo đúng quy định của pháp luật.

Vũ Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ban-chi-dao-trung-uong-ve-phong-chong-thien-tai-lam-viec-tai-3-tinh-mien-dong-nam-bo-n161311.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học tại Đại học Nam Califonia đã phát hiện ra hormon Mots-c, loại phân tử hoạt động như một tín hiệu cơ thể.
  • Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BV TW Huế), GS.TS.BS. Bùi Đức Phú cho biết, theo cam kết với Bộ Y tế, từ ngày 27/2, BVTW Huế đã thực hiện không để bệnh nhân nằm giường ghép sau 48 giờ nhập viện.
  • Bản tin về vụ hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đăng tải trên một tờ báo mạng có khá nhiều phản hồi của độc giả. Chỉ sau 10 tiếng đồng hồ, ý kiến cho rằng đó là lỗi của ngành y mà không có lấy 1 từ phê phán hành vi côn đồ của kẻ hành hung nhận được nhiều sự tán thưởng nhất...
  • Ở nước ta, bia rượu đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình, biến những người cha, người chồng thành những kẻ bạo hành, thậm chí cưỡng hiếp ngay cả con ruột của mình...
  • Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch não.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY