Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 3 tuổi nguy kịch vì uống nhầm hóa chất

Không biết chai nước để trên bàn đựng hóa chất, một bé trai 3 tuổi ở Bến Tre vô tư lấy uống dẫn đến ngộ độc.
Nhiều trẻ uống nhầm hóa chất do sự bất cẩn của người lớn Nhiều trẻ uống nhầm hóa chất do sự bất cẩn của người lớn


Nhiều trẻ hóc dị vật, uống nhầm hóa chất


Đừng tìm đâu xa, đây là bài Thu*c giúp Đừng tìm đâu xa, đây là bài Thu*c giúp "chia tay" HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH hiệu quảTin tài trợ

ĐIẾC ĐỘT NGỘT, phải nghỉ việc nằm nhà, anh Hùng nghe rõ hơn nhờ cách này! XEM NGAYĐIẾC ĐỘT NGỘT, phải nghỉ việc nằm nhà, anh Hùng nghe rõ hơn nhờ cách này! XEM NGAYTin tài trợ

Ngày 6/11, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này đang điều trị cho bé N.Đ.K (3 tuổi, ngụ tại Bến Tre).

Theo lời người nhà, bé K sau khi đi chơi về nhà, thấy chai nước để trên bàn nên lấy uống. Không may người nhà lại đựng hóa chất chống thấm ghe xuồng trong chai đó. Thấy trẻ ho sặc sụa, nôn ói. Người nhà tự móc họng cho trẻ nôn ra. Khi thấy trẻ bớt ói, gia đình không đưa đi bệnh viện mà để ở nhà 2 ngày để theo dõi.

Bé 3 tuổi nguy kịch vì uống nhầm hóa chất - ảnh 1Trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch (ảnh: BVCC)

Lúc này, trẻ bắt đầu ăn không được cơm, nuốt nghẹn, rồi không ăn được cháo, uống sữa lại ói ra nên được vào bệnh viện huyện, chuyển bệnh viện tỉnh chẩn đoán ngộ độc hóa chất và chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, ghi nhận trẻ lừ đừ, than đau rát ngực bụng. Các bác sĩ thăm khám và liên hệ với người nhà mua hóa chất, được thông báo là loại dung dịch Methyl Ethyl Ketone Peroxide, dùng để pha chế với một loại hóa chất khác để trét ghe xuồng ở những vị trí có khe hở, xì dò… để ghe xuồng không bị thấm nước khi đi vào hoạt động.

Theo các bác sĩ, đây là một loại hoá chất oxid hóa mạnh, gây ăn mòn nặng làm tổn thương da đặc biệt là niêm mạc đường thở, đường tiêu hóa, gây chít hẹp. Ngoài ra độc chất còn vào máu gây tổn thương gan, thận, phổi, não…

Ngay lập tức, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã hội chẩn chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, tiêu hóa nội soi, phát hiện trẻ bị tổn thương loét chít hẹp ở 1/3 giữa thực quản, loét chít hẹp ở đoạn đầu tá tràng nên được đặt một ống thông mũi – thực quản – dạ dày – tá tràng qua chỗ hẹp để vừa nong không cho tổn thương đường tiêu hóa chít hẹp thêm, vừa để nuôi ăn qua ống thông này để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Bé 3 tuổi nguy kịch vì uống nhầm hóa chất - ảnh 2Sau một tháng điều trị, trẻ dần hồi phục và được xuất viện (ảnh: BVCC)

Xét nghiệm máu ghi nhận trẻ có tổn thương gan nặng (men gan > 1000 đv/L, bình thường < 40 đv/L), đặc biệt xét nghiệm độc chất cho thấy nồng độ hoạt chất Methyl Ethyl Ketone trong máu tăng cao 5,01mg/L (bình thường không có hoạt chất này trong máu), trẻ được điều trị truyền Thu*c giải độc, chống oxid hóa là N Acetyl Cystein để hóa giải chất độc Methyl Ethyl Ketone trong máu, để tránh gây tổn thương thêm gan, thận, phổi, não…

Sau hơn một tháng điều trị, trẻ phục hồi sức khỏe dần, nội soi thấy đường tiêu hóa bớt tổn thương, không còn chít hẹp, niêm mạc phục hồi, trẻ ăn cháo sữa qua đường miệng mà không bị ói, nghẹn, xét nghiệm không còn độc chất trong máu.

Trẻ được xuất viện và được hẹn tái khám để nội soi đường tiêu hóa kiểm tra.

Y văn trên thế giới ghi nhận không ít trường hợp Tu vong do giai đoạn đầu không triệu chứng, nên người bệnh chủ quan không đến bệnh viện sớm.

“Qua trường hợp trên chúng tôi lưu ý đến quý phụ huynh, cẩn thận để hoá chất hay Thu*c xa tầm với trẻ em, đặc biệt không nên đựng trong các chai lọ nước uống đóng chai vì trẻ sẽ tưởng nhầm là thức uống và uống phải gây hậu quả đáng tiếc có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu, xử trí thích hợp vì để lâu ở nhà đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương chít hẹp không ăn uống được ngay cả sữa và nước, rất khó khăn cho các bác sĩ phải phẫu thuật tái tạo đường tiêu hóa sau này” – BS Tiến khuyến cáo.

Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/be-3-tuoi-nguy-kich-vi-uong-nham-hoa-chat-1746263.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY