Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé gái suýt tắc phế quản do chiếc răng sữa

Bé gái 4 tuổi, ở Hậu Giang, khi được người nhà nhổ chiếc răng sữa vô tình nuốt răng, gây tắc lòng phế quản, được chuyển đến TP HCM cấp cứu.

Tiến sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bé gái được đưa vào cấp cứu đêm 2/7 sau 10 ngày ho liên tục. Người nhà cho biết bé nuốt chiếc răng đến nay chưa lấy ra được.

Hình ảnh X-quang ngực ghi nhận một dị vật cản quang hình dạng chiếc răng trong lòng phế quản góc phải. Cháu bé được bác sĩ nội soi phế quản cấp cứu để gắp dị vật.

Sau 30 phút can thiệp, kíp trực lấy được chiếc răng ra khỏi đường thở em bé.

"Chiếc răng to, chiếm hết lòng phế quản góc phải, bám chặt vào thành phế quản, bé có nguy cơ bị thủng phế quản khi nội soi can thiệp", bác sĩ Nhiên chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo khi chăm sóc răng miệng trẻ, phụ huynh cùng nhà chuyên môn nên tư vấn tâm lý thật kỹ cho bé trước thực hiện nhằm tránh các tai biến nguy hiểm.

Phụ huynh cũng cần lưu tâm đến các món đồ chơi kích thước nhỏ, không cho trẻ ngậm chơi, nói cười khi đang ăn.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-gai-suyt-tac-phe-quan-do-chiec-rang-sua-4125096.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Theo các chuyên gia y tế, tính mạng con bạn có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở trong gia đình với chỉ một hạt na, hạt táo hay chỉ đơn giản là một hạt lạc rang.
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY