Bác sĩ Hồ Tiến Duy, Trưởng khoa Ngoại Tổng Quát, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết bệnh nhi có búi lồng kích thước 3x4 cm ở đại tràng phải. Các bác sĩ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng hơi, tức là đặt ống thông dạ dày và ống thông hậu môn, bơm bóng 20 ml nước, sau đó bơm máy tháo lồng với áp lực vừa phải cho tới khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn.
Sau thủ thuật, sức khỏe bệnh nhi ổn định và hồi phục tốt.
Bệnh nhi 2 tuổi được cấp cứu kịp thời, tháo lồng ruột, sức khỏe hồi phục tốt. Ảnh: Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh
Bác sĩ duy ngày 3/4 cho biết lồng ruột là tình trạng một phần của ruột chui vào một phần liền kề nó. lồng ruột khá nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. hậu quả là các mạch máu ruột bị thắt nghẹt, tổn thương, gây chảy máu. nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đoạn ruột bị lồng vào nhau sẽ hoại tử, dẫn đến thủng ruột, gây nhiễm trùng ổ bụng, viêm màng bụng.
Bác sĩ duy khuyến cáo cho phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, do lồng ruột ở trẻ diễn biến rất nhanh.
Trẻ đang khỏe mạnh bỗng có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn ói nhiều, phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu.
"Nếu chậm trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là hoại tử phải phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột bị lồng. Việc chăm sóc và hồi sức sau mổ cũng rất khó khăn, trẻ dễ Tu vong do suy kiệt và viêm phổi nặng", bác sĩ Duy khuyên.