Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Bé hay chảy máu chân răng: dấu hiệu bệnh nguy hiểm?

Thỉnh thoảng tôi phát hiện chân răng con trai 6 tuổi của tôi có chảy một chút máu, có người bảo cháu bị nhiệt miệng, có người dọa có thể là bệnh về máu nan y…

Bạn đọc Thủy Nguyễn (nguyenthit…@gmail.com) hỏi:

Con trai 6 tuổi của vài tháng nay có hiện tượng lạ: tôi phát hiện thấy thỉnh thoảng chân răng bé có chút máu. có người bảo coi chừng tại bé hay nhai kẹo, đá viên nhưng tôi kiểm tra thì không phải. người khác thì bảo cháu bị nhiệt miệng do ăn đồ nóng, người lại bảo dấu hiệu bệnh về máu nan y, chồng tôi lại nói con nít hay vậy, chả sao. tôi rất hoang mang, mong bác sĩ tư vấn cho tôi.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:

Có 2 nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng bé hay chảy máu chân răng và cả 2 đều cần được giải quyết sớm.

Để phân biệt, bạn nên nhớ lại thử xem những lần bé bị thương nhẹ do té ngã, việc cầm máu có khó khăn hay không?

Nếu bé không gặp vấn đề gì khi cầm máu các vết thương nhỏ, hiện tượng chảy máu chân răng có thể đơn giản là do bé bị thiếu vitamin C khiến thành mạch máu bị yếu. Vitamin C có rất nhiều trái cây, đặc biệt là cam, chanh, quýt… Vì vậy bạn nên xem bé có ăn trái cây đủ thường xuyên không? Nếu không, hãy điều chỉnh để bảo đảm bé có đủ vitamin C thì tình trạng sẽ giảm bớt.

Nếu bé có hiện tượng chảy máu khó cầm, bé có thể mắc bệnh về máu, ví dụ như bệnh hemophilia (máu khó đông), xuất huyết giảm tiểu cầu và các vấn đề liên quan đến rối loạn đông máu khác.

Trường hợp này, bạn cần đưa bé đến bệnh viện nhi khoa để bé được khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh. không nên chần chừ bởi việc mắc một vấn đề về đông máu mà không biết có thể dẫn đến nguy hiểm nếu lỡ bị té ngã, chấn thương vì việc cầm máu cho các bệnh nhân này rất khó khăn.

Theo Người Lao Động

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304c9f3330852b957a9e99)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY