Tâm sự hôm nay

Bến nước đại ngàn - Nỗi lo mai một

Lễ cúng Bến nước là một sinh hoạt cộng đồng đậm chất văn hóa của người Tây Nguyên cầu cho nước sạch, nước trong, mang lại sức khỏe cho buôn làng

Theo phong tục của người Tây Nguyên, khi lập làng mới bao giờ cũng phải thực hiện các nghi thức cúng tế bởi họ quan niệm đây là việc làm để thần linh chứng nhận, che chở cho cuộc sống của họ được bình yên. Lễ cúng Bến nước là một sinh hoạt cộng đồng đậm chất văn hóa của người Tây Nguyên cầu cho nước sạch, nước trong, mang lại sức khỏe cho buôn làng.

Mang tính cộng đồng cao

Trên dải đất Trường Sơn - Tây Nguyên không chỉ có người Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho, Mạ... mà nhiều dân tộc khác cùng sinh sống trên vùng đất này đều coi nước là người mẹ thiên nhiên, vị thần được tôn sùng bậc nhất ở đây. Trong tín ngưỡng tâm linh bản địa, họ có thể thiếu tiếng chiêng, tiếng cồng, thiếu cái ăn, cái mặc, song dứt khoát phải có lễ cúng bến nước. Họ quan niệm không ăn cơm còn sống được cả tháng trời, không có áo mặc thì chỉ bị lạnh thôi, còn không có nước thì không thể sống được. Do đó, Thần nước được người Tây Nguyên thờ cúng long trọng và vô cùng linh thiêng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa không chỉ với mỗi gia đình khi có người thành lập gia đình và ra ở riêng mà còn linh thiêng đối với cả bản làng mỗi khi lập thôn xóm trên vùng đất mới.

Để thực hiện nghi thức này, người Tây Nguyên chọn ra những người đàn ông tài giỏi của buôn làng dựng cây nêu. Để tránh súc vật chạy qua, cây nêu sẽ được chọn dựng ở vị trí cao ráo trước nhà Rông. Một số người khác sẽ phải đi lên đầu nguồn nước để kiểm tra, đảm bảo nguồn nước trong lành sẽ chảy về làng. Trước khi tiến hành nghi lễ, từ sáng sớm, già làng sẽ đánh những hồi chuông dài báo cho buôn làng biết là sắp tổ chức lễ cúng bến nước. Tất cả các gia đình trong bản sẽ ra bến lấy nước tích trữ trong cả tuần để dùng. Bởi trước khi lễ hội bắt đầu, bến nước sẽ được các già làng “đóng cửa”. Người cao tuổi nhất, có uy tín nhất trong bản sẽ lấy một chiếc lá cây ê nang bịt vào đường ống nước dẫn vào buôn làng. Người dân bản chỉ được ra lấy nước cũng như tắm giặt tại những con suối khi lễ hội kết thúc và chiếc lá ê nang được gỡ ra. Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, treo đồ vật trang trí.

Tùy theo tục lệ của mỗi dân tộc tại nơi đây mà lễ cúng bến nước kéo dài hay ngắn. Tuy nhiên, phần lễ cúng thường có 3 phần. Phần thứ nhất là cúng tại bến nước để cầu cho thần nước mang lại sức khỏe cho buôn làng, tiếp đó là cúng tại hàng rào trước khi mang nước vào nhà và cuối cùng là cúng tại nhà của chủ bến nước. Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, người ta sẽ lấy nước vào các vật đựng nước, thường là các quả bầu khô, bỏ vào gùi và gùi về nhà lấy phước. Đối với mỗi bến nước, số người hầu lễ có thể thay đổi nhưng số người đã chọn phải giữ nguyên từ năm này sang năm khác. Ba người cầm các đạo cụ tương ứng của mình. Người dâng lễ mang tiết hòa với rượu và cái thủ lợn. 1 người mang theo thanh gươm, dao khu và 1 cái khiên bằng gỗ, đây là những đồ vật của dòng họ nhà vợ ông chủ bến nước để lại chỉ trong dịp lễ trọng đại này nó mới được mang ra khỏi nhà.Trong khi đó, một đoàn người sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho nhà chủ... Bắt đầu nghi thức Lễ cúng bến nước, già làng sẽ đứng nơi đầu nguồn nước, thả huyết của vật hiến sinh (vật hiến sinh thường là trâu, bò) cho chảy xuống tận cuối nguồn nước, về tận với buôn làng. Khi đó, những người dân trong làng mới chính thức thực hiện nghi thức Lễ cúng bến nước. Kết thúc nghi lễ, cả buôn làng tập trung về nhà dài để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí lễ hội với âm vang cồng chiêng rộn rã. Những tiếng cồng, tiếng chiêng, những điệu nhảy tưng bừng đưa mọi người xích gần nhau hơn, trong tiếng hát ca.

nỗi lo mai một

Dù lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt cộng đồng đậm chất Tây Nguyên, song một thực tế, nghi lễ linh thiêng này cũng đứng trước nguy cơ bị mai một. Già làng Plây Lê, dân tộc Giẻ Triêng ở làng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bảo: Đây là một trong những nghi lễ rất quan trọng đối với không chỉ người Giẻ Triêng mà còn là linh hồn của các dân tộc Tây Nguyên. nỗi lo nhất là những bài tế lễ và nghi thức lễ nếu không được truyền lại đúng cách sẽ mai một ở thời cháu, con. Lũ trẻ bây giờ bị thu hút bởi cuộc sống nơi thành phố, chúng giao lưu với nhiều luồng văn hóa lắm. Mà thế hệ hiểu và nắm chắc nghi lễ này thì ngày càng già đi, yếu đi.

Những người làm văn hóa Tây Nguyên cũng chung một nỗi lo đó. Họ cũng sợ một mai kia giá trị lễ hội cúng bến nước cũng bị mai một như giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên một thời bị lãng quên. Cũng rất may mắn, hiện còn những nghệ nhân và những người dân bình dị ở các buôn, làng bằng tình yêu của mình, đã và đang giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Trong số đó phải kể tới Nghệ nhân Y Míp, đội trưởng nhóm chiêng buôn Kô Sia nổi tiếng trong và ngoài nước. Nghệ nhân Y Mip cho biết, tại các tua du lịch văn hóa - sinh thái, tụ điểm giải trí trên địa bàn Ðắk Lắk, ngoài việc phục vụ cồng chiêng, mỗi khi có nhu cầu, nhóm cũng phối hợp với ngành văn hóa dàn dựng những lễ hội tiêu biểu của Tây Nguyên trong đó có lễ hội cúng bến nước. Du khách và người dân địa phương tìm đến với đội chiêng Kô Sia để được thưởng thức những giá trị văn hóa Tây Nguyên đích thực, cùng với đó lại có cơ hội chiêm ngưỡng những sắc bậc văn hóa trong từng miền lễ hội. Còn nghệ nhân Y Thim Byă cho rằng: Nhiều người tìm đến vì sự chân thật và phong phú của cồng chiêng. Họ không chỉ xem diễn tấu mà còn tìm hiểu cách biểu diễn dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ truyền thống (hát Aray, hát kưưk, thổi đing buốt, đing năm tak tar, tù và, đing pah, đàn T’rưng...) và ý nghĩa của từng bản chiêng, khúc ca trong mỗi lễ hội.

Bài, ảnh: Vũ Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ben-nuoc-dai-ngan-noi-lo-mai-mot-5743.html)

Chủ đề liên quan:

bến nước đại ngàn đại mai

Tin cùng nội dung

  • Mỗi năm, gần 70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa đại học. Có những cái ch*t đau lòng của thí sinh thi trượt.
  • Mặc dù đã ở tuổi 83 “xưa nay hiếm”, đôi chân chậm, đôi mắt mờ, nhưng đối với cụ Nguyễn Đình Ngật, phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng thì những kỉ niệm trong những lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi không phai. Qua câu chuyện kể của ông về Đại tướng càng tô thêm vào bức
  • Nhân sinh có bốn cung bậc: sinh, bệnh, lão, tử. Không có cung bậc nào thiếu bàn tay của thầy Thu*c. Thời thần quyền, các đạo sĩ dùng hóa phép để chữa bệnh.
  • Với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo lớn nhất Việt Nam, mỗi năm BV Bạch Mai cung cấp chương trình đào tạo nguồn cho gần 2.000 y bác sĩ trên khắp cả nước.
  • “Người cao tuổi như các bác vốn nhiều bệnh, mà mắc bệnh đại tràng lại càng khổ, ăn uống gì cũng phải kiêng khem”- bác H. cho biết.
  • Viêm đại tràng mãn tính là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm đại tràng co thắt (VĐTCT) là một bệnh không nguy hiểm nhưng luôn là nỗi phiền muộn ở người cao tuổi. Theo thống kê, có tới 20% người trưởng thành mắc hội chứng này, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
  • Ung thư (UT) đại trực tràng (ĐTT) hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do tại sao nếu bạn ở trong hạn tuổi này thì nhât thiết phải đi siêu âm nội soi ĐTT để có những phát hiện kịp thời.
  • Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTTL) hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến là loại u lành tính, không di căn. Bệnh gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh tiến triển từ từ và thường gây ra triệu chứng sau 50 tuổi.
  • Niềm tin bắt đầu từ sự hy sinh Người cao tuổi (NCT) thường bị gãy xương trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày với nhiều lý do khác nhau. Với người trẻ tuổi, gãy xương đã là một T*i n*n khá nặng, ở người cao tuổi là một đại họa. Việc điều trị và chăm sóc khi bị gãy xương là một việc không dễ dàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY