Bệnh đái tháo đường: Những hiểu biết cần thiết
Đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh mãn tính, được coi là một trong những nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
1. Đái tháo đường (ĐTĐ) là gì:
Bệnh tiểu đường, thường được các bác sĩ gọi là bệnh đáitháo đường, mô tả một nhóm các bệnh chuyển hóa, trong đó người có glucosetrong máu cao (đường trong máu), hoặc việc sản xuất và cung cấp insulin là không đầy đủ theo nhucầu, hoặc bởi vì các tế bào của cơ thể không đáp ứng đúng với insulin, hoặc cả hai.Những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao thường đi tiểu thường xuyên, họ sẽ trở nên ngày càngkhát (polydipsia) và đói (polyphagia).
Bệnh đái tháo đường khởi phát âm thầm nên ít người biết mình mắcbệnh. Ảnh minh họa
2. Khởi phát âm thầm
Bệnh đái tháo đường týp 2 khởi phát âm thầm, không dừng lại, bởivậy, các bệnh nhân khi phát hiện ra mình mắc bệnh đái tháo đường thì hầu hết đã mắc bệnh từ 5-15năm trước. Thế giới cũng đưa ra nhận định: số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện vàsố mắc không được phát hiện theo tỷ lệ 50-50 - nghĩa là, khi một người đã được phát hiện mắc đáitháo đường cũng đồng thời còn một người khác chưa biết mình đang mắc bệnh.
3. Có ba loại bệnh đái tháo đường:
- Bệnh đái tháo đường type 1: Cơ thểkhông còn khả năng sản xuất insulin.
Một số người còn gọi tên là bệnh đái tháo đường phụ thuộcinsulin, tiểu đường vị thành niên, hoặc bệnh tiểu đường khởi phát sớm. Mọi người thường mắc bệnhtiểu đường type 1 trước năm 40 tuổi, thường là ở tuổi trưởng thành sớm hoặc tuổi thiếu niên.
Bệnh tiểu đường type 1 không phổ biến như bệnh tiểu đường type 2.Khoảng 10% của tất cả các trường hợp bệnh đái tháo đường là type 1.
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ cần phải tiêm insulin chophần còn lại của cuộc sống của họ. Họ cũng phải đảm bảo đúng mức độ glucose trong máu bằng cáchthực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên và theo một chế độ ăn uống đặc biệt nghiêm ngặt.
Thai phụ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minhhọa
Một số triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1 như: thường xuyên đi tiểu, bất thườngkhát nước, cực đói, bất thường giảm cân, khó chịu và mệt mỏi cùng cực.
- Bệnh đái tháo đường type 2:
Cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc các tế bào trong cơ thểkhông phản ứng với insulin (kháng insulin).Khoảng 90% của tất cả các trường hợp trên toàn thế giớimắc bệnh tiểu đường loại này.
Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đườngloại 2 bằng cách giảm cân, theo một chế độ ăn uống lành mạnh, làm thật nhiều bài tập thể dục, vàtheo dõi lượng đường trong máu của họ. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 thường là một bệnh pháttriển - nó dần dần trở nên tệ hơn và bệnh nhân có thể sẽ phải dùng insulin, thường ở dạng viênThu*c hoặc nghiêm trọng hơn là tiêm.
Những người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngloại 2 cao hơn nhiều so với những người có trọng lượng cơ thể hợp lý. Những người có nhiều mỡ nộitạng, còn được gọi là béo phì, béo bụng là những trường hợp có nguy cơ tiềm ẩn cao nhất. Béo phì cóthể gây bất ổn cho hệ thống tim mạch và chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cũng lớn hơn khi chúngta già đi. Các chuyên gia không hoàn toàn chắc chắn tại sao, nhưng nói rằng cùng với tuổi tác ngàycàng cao chúng ta có xu hướng tăng cân và trở nên ít hoạt động về thể chất.
Một số triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2:
Thường xuyên nhiễm trùng. Mờ mắt. Ngứa ran / tê ở bàn tay / bàn chân. Nhiễm trùng da định kỳ. Nếu bạn có một hoặc nhiều các triệu chứng bệnh tiểu đường, hãygặp bác sĩ ngay lập tức. Không có triệu chứng bạn vẫn có thể có bệnh tiểu đường: Thườngthì những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không có triệu chứng.
- Đái tháo đường thai nghén: Không cótriệu chứng rõ rệt.
Loại này ảnh hưởng đến phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Một số phụnữ có nồng độ glucose rất cao trong máu của họ, và cơ thể của họ không thể sản xuất đủ insulin đểvận chuyển glucose vào các tế bào của họ, kết quả mức độ glucose ngày càng tăng. Chẩn đoán đái tháođường thai kỳ được thực hiện trong thời gian mang thai.
Đa số các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát bệnh tiểuđường của họ với tập thể dục và chế độ ăn uống. Từ 10% đến 20% trong số họ sẽ cần phải dùng một sốloại Thu*c để kiểm soát glucose trong máu. Không được chẩn đoán hoặc không kiểm soát được bệnh tiểuđường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh.
4. Yếu tố, nguy cơ mắc bệnh
Cũng theo PGS.TS Tạ Văn Bình - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư,nhóm người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ týp 2 trước hết là những người ở lứa tuổi sau 40. Điều đáng lưuý, một vài năm trước, bệnh nhân mắc ĐTĐ thường sau 45 tuổi, nhưng đến thời điểm này, "đỉnh" mắcđược ghi nhận ở tuổi 40 và 60. Thừa cân béo phì cũng là yếu tố nguy cơ đã được đề cập.
Các chuyêngia nêu rõ: thừa cân béo phì, đặc biệt là béo "trung tâm" - béo bụng có thể gây nhiễm mỡ nội tạng,mỡ trong gan, tụy, tác động xấu đến việc tiết insulin ở tuyến tụy. Insulin là chất có vai trò đưaglucose - một loại đường trong máu đến các tế bào của cơ thể, giúp cho tế bào hoạt động và đồngthời giúp duy trì tỷ lệ đường trong máu ở mức cân bằng. Khi việc sản xuất ra insulin bị ngưng trệhoặc bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh ĐTĐ. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ còn liên quan đến yếu tố giađình. Chẳng hạn, trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ thuộc thế hệ cận kề như: khi con mắc ĐTĐ thìbố mẹ và anh chị của bệnh nhân cũng cần đi kiểm tra…
Đa số các bệnh nhân tiểu đườngthai kỳ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường của họ với tập thể dục và chế độ ănuống
5. Bệnh đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?
Do việc sử dụng đường kém hiệu quả dẫn đến tình trạng cơ thểthiếu năng lượng để hoạt động. Các rối loạn chuyển hóa tạo ra nhiều chất gây độc hại cho cơ thể,chúng phá hủy và giảm hoạt động của hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể. Bệnh này gây racác tác hại sau:- Giảm khả năng làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộcsống.
- Gây các biến chứng nguy hiểm: bệnh tiểu đườngnhất là những trường hợp đường huyết không được ổn định, sẽ cho ra nhiều biến chứng như bệnh võngmạc mắt, bệnh suy thận, bệnh tim mạch, bệnh của hệ thống thần kinh ngoại biên, bệnh suy giảmmiễn dịch làm dễ nhiễm trùng...- Gây tàn phế: Biến chứng cắt cụt chân là biến chứng thường gặpmà người mắc đái tháo đường sợ nhất, ước tính có hơn 5% các bệnh nhân đái tháođường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân, hoặc cẳng chân. Cứ mỗi 30 giây trôi qua, trên thếgiới lại có một người bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chân.
- Gây Tu vong vì các biến chứng: bệnh nhân đái tháo đường có nguycơ bị tổn thương hệ thống mạch vành và các chứng đau thắt ngực, loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhồi máucơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, đột tử nhiều gấp 2-4 lần người thường.
AloBacsi.vn
Theo Thùy Anh - Web Phụ nữ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-dai-thao-duong-nhung-hieu-biet-can-thiet-n84481.html)