Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Bệnh động kinh có di truyền không, Mangyte ơi?

Bệnh này có chữa dứt điểm được không? Điều trị như thế nào, bằng Thu*c gì và trong bao lâu thì ổn định?

Chào bác sĩ!

Cháu rất muốn biết thêm thông tin chính xác về bệnh động kinh. Bệnh này có chữa dứt điểm được không? Điều trị như thế nào, bằng Thu*c gì và trong bao lâu thì khỏi/ổn định?
 
Bệnh này có di truyền từ bố sang con không? Khoảng tháng 8/2012, chồng cháu có bị đau đầu (2 bên thái dương) kiểu nhức, cắn đau âm ỉ, ngày có vài cơn.
 
Anh ấy có đi khám và nghi là tiền đình. BS có cho Thu*c uống nhưng sau đó có 1 lần bị hoa mắt, ngất đi và lên cơn co giật (có bị sùi bọt mép). Khi tỉnh lại, người rất mệt mỏi.
 
Sau đó có đi chụp CT sọ não nhưng không có gì bất thường lớn mà chỉ Rối loạn tiền đình, Thiểu sản đoạn V4 động mạch đốt sống phải, còn mọi thứ khác bình thường. BS có cho đơn Thu*c và sau đó ít lâu thì không thấy đau nữa.
 
Thứ 4 tuần trước chồng cháu lại bị đau đầu 2 kiểu như năm trước (Betaserc, Frego, Epiovaxe). Hôm thứ 6 đã uống Thu*c giống như năm trước nhưng không khỏi. Đến thứ 7 lại bị ngất đi và lên cơn co giật (có bị sùi bọt mép).
 
Chồng cháu giờ rất mệt mỏi và vẫn đau đầu (hiện tượng cũng giống như năm trước). Nhà cháu cũng đã thực hiện chụp MRI sọ não bình thường; siêu âm tim, điện tim đều bình thường.
 
Điện não đồ thì BS bảo là xấu có bị xung (cơn) kích ứng và chuẩn đoán là động kinh. Hiện nhà cháu đang uống Thu*c Depakine (gần được 1 tuần rồi ) nhưng không thấy tiến triển (vẫn có cơn đau đầu 2 bên thái dương). 2 hôm nay lại bị đau, tê đoạn bắp tay dưới bên phải, bàn tay thấy run run (lúc bị lúc không).
 
Bác sĩ có thể cho cháu biết thêm: Chữa bệnh này Đông y có tốt hơn không ạ?
 
Hiện tại cháu đã có 1 con gái được 31 tháng và đang có bầu bé thứ 2 được 29 tuần (bé trai). Cháu cũng có hỏi các bác sĩ nhưng các câu trả lời không thống nhất nên rất lo lắng. Rất mong được bác sĩ tư vấn và trả lời.
 
Cháu xin cảm ơn bác sĩ nhiều!  (Lương Thanh - lt...@gmail.com) 

Ảnh minh họa - nguồn internetBS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp: Chào bạn Lương Thanh,
Bệnh lý động kinh là một bệnh mãn tính, biểu hiện đa dạng. 70% các trường hợp động kinh không xác định được nguyên nhân (căn nguyên ẩn hoặc vô căn). 30% các trường hợp còn lại là có các bệnh lý - tổn thương đi kèm thường ở người lớn trưởng thành (các nguyên nhân là : chấn thương đầu, bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, u não, bệnh lý mạch máu não).
Vì thế, tùy theo trường hợp bệnh động kinh có nguyên nhân xác định được hay không mà tỷ lệ điều trị khỏi cũng như cách thức điều trị có khác nhau. Trong một số trường hợp (u não, bất thường/dị dạng mạch máu não), phẫu thuật đóng vai trò quan trọng giúp cho việc kiểm soát cơn động kinh.
 
Tuy nhiên, phần lớn (60- 70%) các trường hợp có thể kiểm soát tốt được cơn động kinh bằng việc dùng Thu*c. Việc điều trị bằng Thu*c muốn mang lại hiệu quả đòi hỏi loại Thu*c sử dụng phải thích hợp với loại cơn, liều lượng hợp lý, thời gian duy trì đủ lâu (vài năm) với sự tuân thủ nghiêm ngặt.
 
Song song đó, chế độ sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân đóng một vai trò không kém phần quan trọng, bao gồm ăn uống điều độ, nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, tránh công việc đòi hỏi hoạt động thể lực quá mức, không uống rượu và các chất kích thích...
 
Cụ thể đối với trường hợp của chồng bạn, trước tiên cần xem lại chẩn đoán. MRI não bình thường, điện não bất thường, điện tim bình thường có thể chưa đủ để loại trừ được tất cả các nguyên nhân có thể có. Kế tiếp là vấn đề chọn lựa loại Thu*c. Chồng bạn đang dùng Depakin – là một Thu*c kháng động kinh phổ rộng, nhưng không nêu rõ liều lượng bao nhiêu, hơn nữa thời gian sử dụng còn rất ngắn (1 tuần), chưa đủ để kết luận là có hiệu quả hay không.
Chồng bạn nên tái khám và phản hồi với bác sĩ điều trị để có thay đổi phù hợp - lưu ý rằng việc điều trị đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, phối hợp giữa đôi bên.
Về việc chọn phương thức điều trị, trong các y văn hiện tại không thấy đề cập đến hiệu quả đem lại từ các Thu*c Đông y, do dó tôi không thể cho bạn ý kiến về phương diện này.
 
Về vấn đề di truyền của bệnh lý động kinh, người ta nhận thấy nguy cơ bị động kinh ở trẻ có cha/ mẹ/ anh/ chị/ em mắc bệnh động kinh là 4-8%; có cao hơn so với các trẻ không có người thân bị bệnh động kinh (1-2%). Tuy nhiên con số này không quá cao, và còn tùy thuộc vào thể loại bệnh động kinh. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
 
Chúc bạn mau giải quyết được vấn đề.
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-dong-kinh-co-di-truyen-khong-alobacsi-oi-n53287.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY