Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh giời leo ở trẻ em – Biểu hiện và cách chữa trị

Bệnh giời leo ở trẻ em gây nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Ngoài ra biểu hiện của bệnh còn khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng đến sinh hoạt

bệnh giời leo ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm khi không được chăm sóc và điều trị kịp thời. bên cạnh đó những biểu hiện của bệnh còn khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày, sức khỏe tổng thể suy giảm. để quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, phòng ngừa sẹo và biến chứng, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ khám bác sĩ và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh giời leo ở trẻ em là gì?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch suy yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công, gây bệnh giời leo hơn so với người lớn. bệnh giời leo còn được gọi là bệnh zona (zoster hoặc herpes zoster) trẻ em.

Bệnh giời leo thường không gây nguy hiểm. tuy nhiên nếu các phương pháp điều trị không được áp dụng kịp thời hoặc điều trị sai cách, bệnh sẽ phát triển mạnh, gây ra tình trạng bội nhiễm khi những vết mủ bọc vỡ ra, tiết dịch và nhiễm trùng. đồng thời gây nguy hiểm.

Khi mắc bệnh giời leo, da của trẻ sẽ xuất hiện nhiều vết rộp loang rộng trên nhiều vị trí của cơ thể do bỏng photpho hữu cơ.

Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt cho trẻ. tuy nhiên trẻ nhỏ không thể diễn tả được hết hoặc diễn tả được chính xác những biểu hiện trong cơ thể, cảm nhận của mình khi mắc bệnh. do đó, phụ huynh cần tập trung quanh sát các biểu hiện bên ngoài. từ đó phát hiện sớm bệnh giời leo ở trẻ và có các phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh giời leo là bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao. vì thế nếu trẻ bị bệnh, bạn cần hạn chế tiếp xúc với trẻ cũng như hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người xung quanh. bên cạnh đó bạn cần giúp trẻ áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng, thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.

Giời leo không lây nhiễm cho trẻ có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. tuy nhiên những trẻ chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu vẫn có thể bị nhiễm giời leo khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh giời leo ở trẻ em xuất hiện do đâu?

Bệnh giời leo ở trẻ em có thể xảy ra bởi những nguyên nhân sau:

    Trẻ bị nhiễm chủng virus Varicella-zoster. Chủng virus gây bệnh giời leo có thể xâm nhập vào cơ thể và tồn tại từ 2 đến 6 tuần.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo ở trẻ em tương tự như người lớn. từ 1 đến 3 ngày đầu tiên kể từ khi trẻ nhiễm bệnh, các mụn ban đỏ sẽ nổi lên trên da, tập trung thành từng cụm kèm theo cảm giác ngứa râm ran, đau rát như bị trầy xước. nếu quan sát, ba mẹ sẽ nhận thấy, trẻ hay tự cọ xát hoặc gãi vào vùng da bệnh.

Một số trẻ khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ từ 37,5 – 38,5 độ c, cơ thể xuất hiện những mảng  da có màu đỏ, đau mỏi toàn thân, các mụn nước hình thành trên mảng da đỏ thường tập trung ở gần tai, sườn và ở đùi trong.

Sau 1 đến 3 ngày những nốt mụn đỏ có biểu hiện phồng rộp lên, có nước mủ bên trong và chuyển dần sang màu trắng đục. khi đó trẻ thường xuyên có cảm giác đau rát nên sẽ quấy khóc nhiều hơn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, dễ bỏ ăn.

Cơ thể suy yếu dần khiến trẻ luôn khó chịu nên khóc nhiều và thường không muốn ăn. Trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, những nốt mụn nước sẽ tự vỡ sau khoảng 2 đến 3 tuần và hình thành sẹo lồi, sẹo lõm trên da.

Ở một số trường hợp, chứng đau dây thần kinh có thể xảy ra. Từ đó tác động và làm tổn thương các dây thần kinh và tạo ra cảm giác đau đớn kéo dài trong nhiều tuần.

Một số triệu chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra khi trẻ mắc bệnh giời leo. Cụ thể như đau nhói, thính lực một bên tai suy giảm, chóng mặt, mất vị giác phần trước lưỡi, ù tai, hoa mắt và một bên mặt có thể bị yếu.

Thức ăn bị mắc kẹt ở nửa bên, chảy nước mũi khiến nửa bên mặt bị ảnh hưởng và gây khô mắt. Đôi khi liệt nửa mặt và sự giảm thính lực có thể xuất hiện và không hồi phục được. Những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Đặc biệt là khi những vết thương không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không được chăm sóc.

Ngoài ra một số triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, đau nhức toàn thân, mệt mỏi cũng có thể xảy ra.

Cách trị giời leo an toàn cho trẻ

Theo các chuyên gia cách trị giời leo an toàn cho trẻ gồm:

    Quan sát, sớm phát hiện bệnh lý, áp dụng các phương pháp điều trị bệnh giời leo ở trẻ đúng cách và kịp thời. Khi đó bệnh giời leo ở trẻ em sẽ không gây nhiều nguy hiểm, quá trình chữa bệnh không gặp nhiều khó khăn.

Hướng chăm sóc và điều trị tốt vết loét da do bệnh giời leo ở trẻ em

    Trong thời gian trẻ mắc bệnh giời leo, ba mẹ nên duy trì các hoạt động chăm sóc, vệ sinh cơ thể của trẻ sạch sẽ. Bên cạnh đó bạn cần trông chừng bé cẩn thận khi các nốt mụn nước phồng rộp, gây đau đớn và vỡ loét ra, tránh để lượng dịch tiết ra từ những nốt mụn nước dây sang khu vực, vùng da lành.

Điều trị bệnh giời leo ở trẻ em bằng Thu*c

Thông thường trẻ sẽ mắc chứng đau thần kinh sau zona sau 30 đến 60 ngày kể từ khi phát ban da hoặc sau khi liền sẹo. Để làm dịu cảm giác đau đớn ở trẻ, bạn cần cho trẻ dùng Thu*c giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại Thu*c giảm đau không cần toa như ibuprofen hay acetaminophen cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này để giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ.

Tuy nhiên trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại Thu*c giảm đau không kê toa, bạn cần hỏi và trao đổi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bởi có một vài loại Thu*c giảm đau theo toa trong thành phần có chứa acetaminophen (Tylenol), sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng và có hại nếu trẻ uống quá nhiều.

Ngoài ra trước khi cho trẻ bôi hoặc uống bất kỳ loại Thu*c nào, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn Thu*c.

Khi chữa bệnh giời leo ở miệng, bạn chỉ nên cho trẻ dùng những loại Thu*c được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn sau khi đã tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh lý. bởi một số loại Thu*c có khả năng hình thành nhiều tác dụng trong thời gian sử dụng. đặc biệt là khi bạn sử dụng Thu*c sai liều lượng và không đúng cách.

Một số loại Thu*c được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh giời leo ở trẻ em:

    Thu*c kháng sinh và sát khuẩn: Thu*c kháng sinh và sát khuẩn như Samicason, Begendrem… sẽ được sử dụng khi vùng da bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn.
  • Dung dịch Thu*c xoa dịu cơn ngứa và làm mát da: Để kiểm soát tình trạng ngứa da, làm dịu vết mẩn đỏ và mụn nước, bác sĩ chuyên khoa sẽ bổ sung dung dịch Thu*c xoa dịu cơn ngứa và làm mát da vào quá trình điều trị bệnh giời leo ở trẻ. Cụ thể như Dalibour, Xanh Methylen, kem kẽm, Castelani, Jarish… Mỗi ngày bôi Thu*c lên vùng da bệnh từ 2 – 3 lần.
  • Hồ tetraprenisolon hoặc hồ nước: Hồ tetraprenisolon hoặc hồ nước sẽ được sử dụng khi những tổn thương có ít hoặc không có dịch mủ.
  • Các Thu*c thuộc nhóm steroid: Một số loại Thu*c thuộc nhóm steroid như Pesancort, Gentrison, Fobancort thường được bác sĩ chuyên khoa xem xét và sử dụng để điều trị bệnh giời leo cho trẻ nhỏ. Nhóm Thu*c này có tác dụng kháng viêm tại chỗ và giảm đau. Tuy nhiên Thu*c thuộc nhóm steroid không được khuyến cáo sử dụng với liều lượng cao hoặc dùng trong thời gian dài. Bởi loại Thu*c này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc gây mỏng da.
  • Bôi Thu*c Methylen: Thu*c Methylen thường được sử dụng sau khi vệ sinh da cùng với nước muối S*nh l*. Khi nhận thấy da của trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giời leo, bạn cần nhẹ nhàng vệ sinh vùng da bị tổn thương của trẻ bằng nước muối S*nh l*. Tiếp đến dùng tăm bông gòn hoặc tăm bông chấm một ít Thu*c xanh và nhẹ nhàng thoa lên những vùng da có hạt mụn nhưng chưa phát triển thành mụn nước.

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh giời leo cho trẻ em

Để phòng ngừa các triệu chứng của bệnh giời leo phát triển và lan rộng sang nhiều vùng da trên cơ thể, ba mẹ cần cho trẻ áp dụng một vài lưu ý dưới đây giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, trẻ phục hồi nhanh hơn.

    Luôn luôn để ý đến trẻ, không cho trẻ chà xát, cào hoặc gãi lên những khu vực có da đang bị tổn thương. Bởi chỉ khi không xảy ra sự tác động, các nốt mụn nước mới không vỡ, nhanh khô lại, đóng vảy và bong ra một cách tự nhiên mà không hình thành sẹo trên da. Ngược lại nếu tác động lên vùng da bệnh, các mụn nước sẽ vỡ ra gây đau rát, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và hình thành sẹo.

Biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo ở trẻ em

Bệnh giời leo ở trẻ em có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

    Tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ được xác định là phương pháp phòng bệnh giời leo hiệu quả. Mặc dù bệnh giời leo có khả năng xuất hiện nhiều lần. Tuy nhiên việc tiêm vắc xin có thể giúp trẻ giảm khả năng bùng phát bệnh.

Bệnh giời leo ở trẻ em sẽ không gây nguy hiểm nếu sớm được thăm khám và điều trị đúng cách. vì thế, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện đầu tiên xuất hiện trên da. ngoài ra, để đảm bảo tối đa mức độ an toàn, phòng ngừa bệnh xảy ra và tiến triển hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiêm phòng vắc xin thủy đậu càng sớm càng tốt.

Bài viết liên quan:

    Bị bệnh giời leo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-gioi-leo-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY