Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh lý nhược cơ

Bệnh nhược cơ là bệnh rối loạn dẫn truyền hệ thần kinh cơ, với đặc tính là yếu và mệt mỏi cơ vân, do rối loạn tính dẫn truyền của Acetylcholin ở Synap thần kinh liên quan đến bệnh lý miễn dịch và tuyến ức.
Bệnh nhược cơ có tên khoa học là Myasthenia Gravis, được Thomas Wilis mô tả lần đầu tiên vào năm 1672, đến 1893 được Goldflam mô tả chi tiết hơn. Mãi đến những năm gần đây, nhờ những thành tựu khoa học về miễn dịch học, từ đó bệnh nhược cơ được lý giải một cách khoa học hơn.

Ở điều kiện S*nh l* bình thường, sự co cơ được là nhờ các xung động thần kinh được dẫn truyền, trao đổi thông tin giữa đầu tận cùng của các sợi thần kinh và màng tế bào gọi là Synap thần kinh, thông qua chất trung gian dẫn truyền gọi là Acetylcholin. Trong bệnh nhược cơ, bệnh có liên quan đến tính miễn dịch và tính tự miễn của cơ thể, do các kháng thể kháng các thụ thể sinh ra tại Synap thần kinh, các thụ thể này tiếp nhận Achetylcholin bị ức chế, khiến cho các xung động thần kinh cơ không được dẫn truyền, đây là một loại bệnh lý do rối loạn tính dẫn truyền của hệ thần kinh cơ, xảy ra theo kiểu trên bảo mà tận cùng không nghe.

Về nguyên nhân, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được sự đáp ứng tự miễn đầu tiên và duy trì như thế nào nên vẫn chưa biết rõ và đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng có khoảng 65 - 75% trong số bệnh nhân là có sự tăng sản ở tuyến ức.

Đây là một loại bệnh lý do rối loạn tính dẫn truyền của hệ thần kinh cơVề triệu chứng, một đặc điểm nổi bật của bệnh nhược cơ là có sự thay đổi tình trạng sức khỏe trong ngày, buổi sáng khỏe hơn buổi chiều, nghỉ ngơi thì đỡ, vận động nhiều thì nặng hơn, thường gặp nhất là tình trạng yếu cơ ở mặt, sụp mí mắt, có thể một hoặc 2 bên, nhìn đôi; khó nói, nhai và nuốt khó; đôi khi có khó thở; yếu cơ chân tay; suy nhược cơ tăng lên khi hoạt động nhiều và giảm đi khi nghỉ ngơi, giảm cơ lực sau khi vận động và phục hồi sau khi nghỉ ngơi là dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh. Hiện tượng mỏi cơ xuất hiện sau một số vận động, có thể chỉ là một nơi hoặc nhiều nơi, các cơ bị ảnh hưởng là loại cơ vân, chi phối sự vận động chủ động của cơ thể, các nhóm cơ thường bị ảnh hưởng nhất là các cơ ở mặt, mắt, tay chân, các cơ điều khiển nhai, nuốt, nói, các cơ hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh với 2 thể chính là cấp và thể nhược cơ thông thường. Thể nhược cơ cấp là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơ hô hấp bị ảnh hưởng nhiều nhất, gây khó thở nuốt nghẹn, dễ bị sặc với nước uống hoặc thức ăn lỏng; ở thể nhược cơ thông thường, bệnh gặp nhiều ở phụ nữ và ở trẻ em, với biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh thường bị sụp mi mắt, có thể ở một hoặc hai bên, nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân. Bệnh nhược cơ thường tiến triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt.

Giai đoạn 2A: toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng.

Giai đoạn 2B: toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng.

Giai đoạn 3: toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.

Để giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm, bằng cách cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần, sau đó mở ra và nhìn. Khi bệnh lý, bệnh nhân không mở mắt được, mi mắt sa xuống; với thầy Thu*c, ngoài các động tác trên có thể tiêm cho bệnh nhân 1 ống Prostigmin, sau 15 phút, người bệnh nhược cơ sẽ có thể mở to mắt trở lại và không mỏi mệt nữa.

Về điều trị, để giúp cho việc điều trị và đánh giá kết quả, thường dựa vào cách phân loại theo nhóm giai đoạn của Perlo và Osserman đưa ra như sau:

Nhóm I: nhược cơ chỉ khu trú ở mắt.

Nhóm IIA: nhược cơ toàn thân nhẹ, hình thành dần ở hệ cơ ngoại vi, chưa có rối loạn nuốt và hô hấp.

Nhóm IIB: nhược cơ toàn thân trung bình, hình thành dần rối loạn nuốt, nói… nhưng chưa có rối loạn hô hấp.

Nhóm III: nhược cơ toàn thân nặng, diễn biến cấp tính, sớm có các rối loạn nói, nuốt và hô hấp.

Nhóm IV: nhược cơ nặng như trong nhóm III nhưng kéo dài đã trong nhiều năm.

Hiện tại, việc điều trị nhược cơ vẫn chưa có giải pháp nào là hoàn hảo, chủ yếu là điều trị triệu chứng, để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm. Cả thầy Thu*c và bệnh nhân cần chú ý, cần tránh dùng một số Thu*c có thể làm cho tình trạng nhược cơ nặng thêm lên như: Thu*c kháng sinh nhóm Aminoglycosid như Gentamycin, Amikacin, nhóm Penicillamine, Procainamide... Về dùng Thu*c để điều trị, thường dùng nhóm Thu*c kháng Cholinesterase, Thu*c có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh như Neostigmin methylsulfat với tên thương mại là Prostigmine, Thu*c dùng với liều người lớn là 0,04 - 0,05mg/kg cân nặng, với trẻ em 0,03mg/kg; hoặc Thu*c khác như Pyridostigmin với tên thương mại là Mestinon Thu*c dùng người lớn với liều 120mg lần. Điều trị ngoại khoa với mục đích cơ bản là cắt bỏ tuyến ức, tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đáp ứng tự miễn dịch của cơ thể, cho nên khi cắt bỏ tuyến ức có thể làm giảm được việc tạo ra các tự kháng thể, kháng Acetylcholin ở Sinap thần kinh-cơ trong bệnh nhược cơ, sau khi cắt bỏ tuyến ức. Qua các thống kê, các nhà khoa học thấy các triệu chứng nhược cơ, ở phần lớn bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/benh-ly-nhuoc-co-n134266.html)

Chủ đề liên quan:

miễn dịch nhược cơ thần kinh

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY