Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bệnh nhân 133 đã điều trị gần một tháng tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu đã thông tin chính thức về lịch trình cũng như thời gian điều trị của bệnh nhân mắc COVID-19 số 133

Tối hôm qua, Bộ Y tế công bố thêm một ca mắc COVID-19 là bệnh nhân của Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Thông báo của Bộ Y tế chỉ cho biết chung chung là “trong tháng 3 bệnh nhân có đến BV Bạch Mai điều trị bệnh và ngày 22/3, bệnh nhân về nhà, trên đường về có sốt.”

Tuy nhiên, hôm nay, 25/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu đã đưa ra thông tin chi tiết về bệnh nhân 133, cho thấy, bệnh nhân đã điều trị ở BV Bạch Mai từ ngày 29/2/202.

Bệnh nhân là nữ, 66 tuổi, sống tại ngõ 224, đường Trần Phú, phường Tân Phong, TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu). Ngày 29/2/2020, bệnh nhân nghi bị tai biến mạch máu não và được đưa vào BV Đa khoa tỉnh Lai Châu vào lúc 0h43phút. Đến 8h30 phút cùng ngày, bệnh nhân được chuyển về BV Bạch Mai và được đưa vào điều trị tại phòng tự nguyện ở giường số 30, Khoa Cấp cứu Thần kinh.

Đến ngày 22/3/2020, bệnh nhân được xe cứu thương của BV Bạch Mai chuyển thẳng đến BV Đa khoa tỉnh Lai Châu vào hồi 21h23 phút cùng ngày.

Ngày 23/3/2020, do nghi ngờ người bệnh có yếu tố dịch tễ khi từ BV Bạch Mai về, BV Đa khoa tỉnh Lai Châu đã đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh điều tra, lấy mẫu xét nghiệm. Một ngày sau, 17h ngày 24/3/2020, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trả kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhân số 133 dương tính với SARS-CoV-2.

Ngay sau khi thông tin có bệnh nhân trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng đã tổ chức họp khẩn, chỉ đạo Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch của tỉnh triển khai ngay các biện pháp cấp bách để phòng, chống, điều trị và hạn chế dịch bệnh lây lan.

BV Đa khoa tỉnh Lai Châu lập tức được yêu cầu hội chẩn với BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ở Hà Nội, để được hỗ trợ chuyên môn và vận chuyển người bệnh về điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương điều trị, do bệnh nhân có nhiều bệnh nền và cao tuổi.

Các bệnh viện tăng cường kiểm tra thân nhiệt tất cả người vào bệnh viện (ảnh: Nguyễn Hương)

BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu cũng đã yêu cầu các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân chủ động phòng ngừa, thông báo cho những người tiếp xúc với mình và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng để được hướng dẫn.

Trước đó, ngày 20/3, đã có 2 nữ điều dưỡng ở BV Bạch Mai được xác định mắc COVID-19, là bệnh nhân số 86 và 87. Sau đó, gái nữ bệnh nhân 86 cũng mắc COVID-19 và trở thành bệnh nhân số 107.

Vì thế, ngay khi có thông tin BV Bạch Mai đã thêm một bệnh nhân mắc COVID-19, UBND TP Hà Nội đã có công văn khẩn gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để nghị chỉ đạo BV Bạch Mai khử khuẩn toàn BV cũng như xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế và người bệnh đang điều trị tại đây.

Được biết, sau khi có 2 bệnh nhân 86 và 87, BV Bạch Mai đã thành lập khu vực cách ly ở khu nhà 9 tầng và khu C4. Trong đó, khu nhà 9 tầng đang cách ly 158 trường hợp, còn lại ở khu C4. Tổng số người đang cách ly tại BV này là 243. Từ ngày 22/3, BV Bạch Mai đã chính thức dừng khám bệnh ở các khoa, chỉ tiếp nhận bệnh nhân ở Khoa Khám bệnh bên đường Giải Phóng. Các dịch vụ xe ôm, ăn uống, tang lễ trong BV đều đã tạm dừng.

Như vậy, đến nay, BV Bạch Mai chính thức có 3 bệnh nhân mắc COVID-19 và đều chưa xác định được nguồn lây.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/benh-nhan-133-da-dieu-tri-gan-mot-thang-tai-khoa-than-kinh-benh-vien-bach-mai-384727.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY