Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Bệnh nhân đái tháo đường suýt nhiễm trùng huyết do dùng Thuốc trôi nổi

Nhiễm trùng là một biến chứng thường gặp, gây tình trạng nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng ở bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ).

Bệnh viện nội tiết tw mới đây tiếp nhận ca bệnh đ.t.đ (54 tuổi, gia lâm - hà nội), trong tình trạng loét thành bụng do đắp Thuốc lá, nguy cơ nhiễm trùng huyết. bệnh nhân mắc đtđ đã 12 năm.

Trước khi nhập viện vài tuần, bệnh nhân bị ngứa vùng bụng bên phải, gãi thấy nhói buốt.

Sau đó, tại chỗ đó xuất hiện nốt mụn nhỏ, kích thước bằng hạt đỗ xanh. Nốt mụn đó nhanh chóng phát triển to bằng hạt ngô, rồi hạt nhãn.

Lo lắng với nốt mụn đó, bà được nghe lời giới thiệu đã lặn lội tìm gặp thầy lang ở Bắc Giang.

Tại đây, bà Đ. được thầy lang chẩn đoán tắc tĩnh mạch. Thầy lang chỉ định cho bà Đ. là: rửa tổn thương bằng betadine và bôi Thuốc bột, xoa bóp Thuốc nước (không rõ cả 2 loại là Thuốc gì).

Cứ thế, bà Đ. tuân thủ theo lời thầy lang. Sau vài ngày, nốt mụn vỡ ra và có vẻ khô trên bề mặt, nhưng bà lại thấy vùng bụng cứng lên, cơn đau nhức nhối ngày càng tăng. Đến khi đau đớn không chịu nổi, bà Đ. mới đến Bệnh viện Nội tiết TW để khám.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ổ ápxe thành bụng đã vỡ tạo thành vết loét lớn, kích thước 8cm×8cm, đe dọa nhiễm trùng huyết, có thể ảnh hưởng tính mạng.

các bác sĩ khoa điều trị tích cực đã điều trị tích cực cho bệnh nhân trong 2 tuần, thực hiện ổn định đường huyết, chích rạch, tháo mủ ổ ápxe, loại bỏ hoại tử và kết hợp kháng sinh liều cao. đến nay, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Bác sĩ điều trị cho biết, quá trình này không những gây tổn thất cho bệnh nhân về phương diện tinh thần, gây ra nhiều đau đớn, lo lắng mà còn tốn kém (chi phí cho ca điều trị lên tới khoảng 50 triệu đồng). trong khi đó, nếu ngay từ đầu, bệnh nhân đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa về nội tiết thì sẽ được điều trị sớm và đúng cách, nốt mủ nhỏ sẽ nhanh chóng lành bệnh.

Từ nốt mụn nhỏ, sau vài ngày đắp Thuốc không rõ nguồn gốc đã biến chứng thành vùng hoại tử lớn ở thành bụng.

Trong những năm qua, tại bệnh viện nội tiết tw cũng như các khoa nội tiết của các bvđk trên toàn quốc, hằng năm vẫn phải cấp cứu, điều trị nhiều ca bệnh biến chứng nhiễm trùng rất phức tạp.

Các bác sĩ cho biết: khi nồng độ đường trong máu cao, giúp cho vi khuẩn phát triển thuận lợi, chính vì vậy người mắc đtđ rất dễ bị nhiễm trùng và diễn biến kéo dài hơn. thậm chí, chỉ với các vết trầy xước nhỏ, cũng dễ bị vi khuẩn tấn công.

Bs.tôn thất kha, trưởng khoa điều trị tích cực - bệnh viện nội tiết tw cảnh báo: “bệnh cảnh nhiễm trùng ở bệnh nhân đtđ rất phức tạp và nguy hiểm mặc dù ban đầu trông có vẻ nhẹ. vì thế, bệnh nhân đtđ khi có bất kỳ nhiễm trùng nào dù nhẹ đều nên đến khám ở chuyên khoa nội tiết của các bệnh viện, giảm thiểu chi phí điều trị và tránh những biến chứng đáng tiếc”.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi bệnh nhân đtđ mà mắc kèm theo bệnh khác nữa, thì điều cần ghi nhớ là phải mang theo các xét nghiệm mới nhất, đơn Thuốc đang dùng và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh mình đang mắc phải, để bác sĩ cân nhắc khi kê đơn, tránh tương tác bất lợi cho người bệnh.

Trong quá trình điều trị, nếu xảy ra bất thường (xuất hiện thêm các triệu chứng mới hoặc không kiểm soát được đường huyết...), cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để có phương pháp xử lý thích hợp, kịp thời. đặc biệt là bệnh nhân không nên nghe theo lời giới thiệu “ở đâu đó có thầy lang giỏi, bài Thuốc hay”... mà tìm đến điều trị, lấy Thuốc, sẽ nguy hiểm khi bệnh diễn tiến nặng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-nhan-dai-thao-duong-suyt-nhiem-trung-huyet-do-dung-thuoc-troi-noi-n183429.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY