Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh nhân phi công người Anh rối loạn đông máu nặng, rất nguy kịch

Thông tin từ Tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, hiện Việt Nam có 8 bệnh nhân nặng, trong đó 1 trường hợp chạy ECMO, 2 ca thở máy, 5 bệnh nhân thở oxy. Trong đó bệnh nhân 91, là phi công người Anh, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, chuyển sang thở máy xâm nhập và chạy ECMO, tình trạng nguy kịch.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo thông tin từ Tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tối ngày 12/4 cho biết, đến nay Việt Nam có 8 bệnh nhân nặng, trong đó 1 trường hợp chạy ECMO, 2 ca thở máy, 5 bệnh nhân thở oxy.

88 tuổi, từ Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Bệnh nhân có tiền sử bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái. Bệnh nhân này hiện đang thở máy.

Tại buổi hội chẩn chuyên môn về điều trị bệnh nhân nặng, Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị các bác sĩ điều trị trực tiếp xem xét thời điểm để mở nội khí quản cho người bệnh.

64 tuổi, thở máy, tình trạng sức khoẻ tiến triển tốt hơn. Bệnh nhân này hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. GS.TS Nguyễn Văn Kính, chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, cho biết bệnh nhân này vừa thiếu cân, vừa bị rối loạn tiền đình.

Chỉ vài ngày sau khi vào viện, bệnh tiến triển rất nhanh, ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 19/3 các chuyên gia phải cho bệnh nhân vừa thở máy vừa sử dụng ECMO.

Trong vòng 21 ngày, 30 chuyên gia đã có 14 buổi hội chẩn chuyên môn trực tuyến, theo dõi các chỉ số của các bệnh nhân nặng trong mỗi giờ để có chiến lược điều trị kịp thời. Sau rất nhiều cố gắng của cả bác sĩ và bệnh nhân, bệnh nhân này đã được cai ECMO hôm 4/4. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã có tới 3 lần ngừng tuần hoàn.

"Chúng tôi khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà vẫn quay lại được với cuộc sống, vì bình thường có khi ngưng 2 lần gia đình đã xin về. Lần này bác sĩ nỗ lực, gia đình cũng nỗ lực, đến nay bệnh nhân đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của chúng tôi" – GS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ.

43 tuổi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, chuyển sang thở máy xâm nhập và chạy ECMO, tình trạng nguy kịch.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, tổn thương phổi của bệnh nhân này ngưng tiến triển tuy nhiên thông khí còn rất hạn chế, tình trạng rối loạn đông máu nặng vẫn chưa cải thiện.

Hiện tại, bệnh nhân không sốt, nằm yên (có sử dụng Thu*c an thần). Bệnh nhân tiếp tục thở máy xâm nhập, tiếp tục được oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) và lọc máu liên tục.

Do đây là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM thường xuyên cập nhật tình hình và xin ý kiến hội đồng chuyên môn cấp quốc gia để thống nhất hướng điều trị tiếp theo.

Hiện nay, theo ý kiến hội chẩn của Hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, ngoài các can thiệp hồi sức hô hấp tuần hoàn chuyên sâu như trên, công tác điều trị tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân này đang tập trung điều trị theo hướng hội chứng HIT (Heparin-induced thrombocytopenia)

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đến bây giờ chưa có ca Tu vong nào do COVID-19 nhưng đã có những ca bệnh nặng, rất nặng thậm chí có tiên lượng Tu vong. Những ngày qua ngành y tế đã huy động toàn lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, căng sức tập hợp kể cả các đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi nhất thông qua các cuộc hội chẩn từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư trong các trường hợp dùng ECMO hay lọc máu..

"Đánh giá các ca này tiên lượng Tu vong vẫn còn nên đội ngũ thầy Thu*c đang tập trung tất cả những thầy Thu*c giỏi nhất, phương tiện y tế hiện đại nhất, đặc biệt là sự theo dõi tận tình của đội ngũ y bác sĩ, chúng ta sẽ cố gắng chiến đấu, để cứu chữa, giữ mạng sống cho các bệnh nhân"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Trưa ngày 13/4, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho biết, hôm nay, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lấy của bệnh nhân 91 – nam, phi công người Anh (lấy ngày hôm qua), đã cho kết quả dương tính.

Như vậy, sau 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 ngày 11/4, bệnh nhân này lại dương tính trở lại. Bác sĩ Châu cho biết thêm, hôm nay, sẽ lấy mẫu để xét nghiệm tiếp. Theo quy định của Bộ Y tế, phải có ít nhất 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 và những điều kiện khác, bệnh nhân mới đủ điều kiện khỏi bệnh..

Ngoài việc dương tính trở lại, bệnh nhân 91 còn có tổn thương phổi tiến triển xấu. Sáng 13/4, người đàn ông 43 tuổi quốc tịch Anh này nằm yên, có dùng Thu*c an thần, đồng tử hai bên đều. Bệnh nhân phản xạ ánh sáng tốt, sinh hiệu ổn, không sốt và dùng Thu*c vận mạch liều thấp.

Theo bác sĩ Châu, hiện bệnh nhân nguy kịch, vấn đề của bệnh nhân chính là tình trạng rối loạn đông máu nặng, tổn thương phổi còn tiến triển xấu, bạch cầu tăng.

Hiện tại, bệnh nhân này được tiếp tục can thiệp điều trị tích cực, chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) và lọc máu liên tục.

Đội ngũ y bác sĩ bệnh viện vẫn đang cố gắng nỗ lực hết sức, huy động toàn lực gồm tất cả các trang thiết bị hiện đại và Thu*c tốt nhất cho bệnh nhân. Cùng đó, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, hô hấp… cũng liên tục hội chẩn trực tuyến để điều trị bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, hiện tượng kết quả xét nghiệm dương tính trở lại sau 1-2 lần âm tính không phải hiếm trong các bệnh nhân COVID-19.

Bạn đã biết cách rửa tay đúng để 'diệt' COVID-19 chưa?

Trong những khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh COVID-19, ngoài hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang đúng cách thì rửa tay đúng cách là biện pháp vô cùng quan trọng và hiệu quả để 'diệt' loại virus truyền nhiễm nguy hiểm này.

307 người bệnh hết cách ly ở Bạch Mai sẽ trở về 30 tỉnh, thành phố

Ngày 12/4, ngay sau khi kết thúc vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai có hiệu lực, Bệnh viện đã tổ chức các chuyến xe đưa 307 người bệnh đã hết bệnh và 76 người nhà người bệnh trở về 30 tỉnh thành phía Bắc.

Người đang uống phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp cần tránh ăn những món gì?

Bệnh nhân ung thư giáp đang trong giai đoạn uống iod phóng xạ không dùng các Thu*c, các chế phẩm có chứa iốt và hormon tuyến giáp ít nhất 7- 10 ngày trước khi điều trị và sau 1-2 ngày sau điều trị.

Bộ Y tế khuyến cáo những việc cần làm ngay để chống lây lan COVID-19

Chấn chỉnh tình trạng tụ tập đông người, tham gia giao thông đông đúc; Chính quyền các cấp xử lý kịp thời theo đúng quy định, yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội, ở tại nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, không tập trung đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng…

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/benh-nhan-phi-cong-nguoi-anh-roi-loan-dong-mau-nang-rat-nguy-kich-1640990.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.