Biểu hiện là các mụn thịt nổi cao, màu đỏ tươi, màu hồng hoặc vàng nhạt ở V*ng k*n của nam hoặc nữ.
Sùi mào gà (Condyloma acuminatim) là một trong các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường T*nh d*c. Nguyên nhân là do Human papilloma virut (HPV) gây nên.
Các chủng HPV gây
bệnh sùi mào gà thường gây nên tổn thương chủ yếu ở vùng niêm mạc và bán niêm mạc. Khi quan hệ T*nh d*c hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân sùi mào gà mà vùng niêm mạc hoặc da bị xây xước thì nguy cơ nhiễm virut rất cao.
Biểu hiện là các mụn thịt nổi cao, màu đỏ tươi, màu hồng hoặc vàng nhạt, hoặc màu như màu vùng niêm mạc bị bệnh. Vị trí ở bất kể vùng nào của D**ng v*t, có thể lan sang cả vùng bìu ở nam giới. Nữ giới tổn thương khu trú ở môi lớn, môi nhỏ, nếp gấp âm hộ, *m đ*o, cổ tử cung. Tổn thương có thể lan sang cả tầng sinh môn, hậu môn.
Kích thước các mụn từ bé li ti đến thành các tổn thương lớn có chân rất nhỏ và bề mặt to bè ra với nhiều tua sùi dài lên trông giống hoa súp lơ hoặc mào gà. Số lượng có thể chỉ vài mụn hoặc hàng nghìn mụn. Bệnh phát triển rất nhanh trên bệnh nhân có thai, hoặc có tiết dịch *m đ*o kèm theo. Thường thì tổn thương khô nhưng có nhiều trường hợp có tiết dịch ẩm ướt.
Khi bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh lậu, giang mai, Chlamydia thì có mủ vàng hoặc trắng, mùi hôi. Tỷ lệ bệnh tăng nhiều trong thời gian gần đây. Lứa tuổi mắc nhiều nhất là từ 18-35, trẻ em cũng có thể mắc sùi mào gà nếu bị lạm dụng T*nh d*c. Nếu bệnh tiến triển kéo dài hoặc tái nhiễm nhiều lần thì có thể có nguy cơ bị ung thư Sinh d*c, hậu môn.
Chăm sóc tại chỗ: Vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối hòa loãng ngày 2 lần. Tránh gãi, cạo, chà xát làm trầy xước tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng bồi phụ và lây nhiễm virut sang vùng khác. Khi mắc
bệnh sùi mào gà vùng Sinh d*c, hậu môn thì tránh quan hệ T*nh d*c để phòng lây nhiễm cho bạn tình.
Điều trị:
Nguyên tắc điều trị: Phải làm các xét nghiệm kiểm tra các bệnh nhiễm đồng thời như: TPHA để phát hiện bệnh giang mai, HIV, test Chlamydia, xét nghiệm dịch *m đ*o, niệu đạo tìm vi khuẩn lậu. Phải chữa triệt để các bệnh đi kèm nếu phát hiện thấy.
Các trường hợp tổn thương ít và nhỏ thì có thể chấm bằng các chế phẩm như acid trichloracetic 33%, podophylin...
Các tổn thương to và nhiều thì có thể thể đốt điện hoặc lấy tổn thương đi bằng plasma.
Lý tưởng nhất là dùng laser CO2 cho các tổn thương nhỏ và trung bình với số lượng ít hoặc nhiều. Có thể bôi tê hoặc tiêm Thuốc tê trước khi phẫu thuật bằng laser CO2. Tuy nhiên, laser CO2 chỉ được áp dụng ở các cơ sở y tế hiện đại và có thể tái phát bệnh ở 30-50% các trường hợp.
Mangyte.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)