Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh tay chân miệng gia tăng

Giai đoạn này thời tiết ở khu vực ĐBSCL đang chuyển mùa (mùa nắng sang mùa mưa) là điều kiện nảy sinh các mầm bệnh. Thời gian qua các tỉnh thành trong vùng đang lo lắng về bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em đang tăng rất nhanh.
Bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng.

Thông tin từ Bộ Y tế, đầu năm 2021 đến nay đã có 4 trẻ Tu vong do mắc bệnh TCM ở khu vực ĐBSCL là Kiên Giang (2 trường hợp), Long An (1 trường hợp) và An Giang (1 trường hợp). Cả nước 3 tháng đầu năm, ghi nhận gần 17.500 ca mắc bệnh, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ.

Thống kê của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, quý I/2021 đã tiếp nhận 629 ca điều trị nội trú (trong đó Cần Thơ 257 ca, các tỉnh khác đến nhập viện 372 ca) và 2.990 ca ngoại trú (trong đó Cần Thơ có 1.201 ca, các tỉnh thành khác 1.789 ca), số liệu này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

ThS.BS Ông Huy Thanh - Phó Giám đốc BV Nhi đồng Cần Thơ cho biết: So với cùng kỳ quý I năm 2020 thì số ca mắc bệnh TCM khám điều trị ngoại trú tại BV Nhi đồng Cần Thơ là 684 bệnh nhân, còn điều trị nội trú là 100 bệnh nhân. Đáng lo ngại nhiều chủng virus gây bệnh mới khiến một số trường hợp không xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh, nên người nhà chủ quan, dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Các trẻ nhập viện ngoài bệnh TCM còn có nhiều bệnh khác liên quan đến đường hô hấp, hiện vùng đang giai đoạn chuyển mùa nên trẻ mắc bệnh nhiều. Chị Nguyễn Thị Kim Loan, ngụ tại Hậu Giang chia sẻ, con trai chị (sinh năm 2017) lúc đầu cũng chỉ ho nhẹ, kéo dài trong khoảng 1 tuần. Chị Loan tưởng bé chỉ ho thông thường nên cho bé uống siro ho nhưng tình trạng ho không đỡ. Hai ngày trước khi nhập viện, bé đột ngột sốt cao kèm giật mình khi ngủ. Nhận thấy đây là các dấu hiệu của bệnh TCM nên chị đưa bé nhập viện. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe bé đã ổn định đã được xuất viện.

Theo chị Loan, có thể bé bị lây tại lớp trong khi trong lớp cũng có bạn bị bệnh TCM nhưng biểu hiện không rõ ràng nên các phụ huynh chủ quan vẫn cho bé đi học bình thường.

Trường hợp tương tự bệnh nhi 26 tháng tuổi quê ở Trà Vinh nhưng nhập viện Cần Thơ, theo lời phụ huynh bé chỉ xuất hiện duy nhất một bóng nước ở môi, ăn uống kém, không có triệu chứng sốt hay nổi bóng nước ở tay và chân. Do đó, người nhà chỉ nghĩ bé bị nhiệt miệng và cho bé ăn uống các thực phẩm làm mát. Tuy nhiên, ngày hôm sau bé xuất hiện tình trạng giật mình trong khi ngủ nên gia đình đưa bé nhập viện. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh TCM, thể mụn nước ẩn dưới da thay vì nổi trên bề mặt da, thể này được giới y khoa đánh giá nặng hơn.

Chia sẻ thêm, BS Huỳnh Hùng Dũng - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi đồng Cần Thơ, cho biết bố mẹ thường lo lắng khi trẻ nổi nhiều mụn nước nhưng điều này cho thấy tình trạng bệnh nhẹ hơn so với nổi các mụn nước ẩn dưới da. Cách điều trị sai lầm mà hầu hết các bậc phụ huynh thường hay mắc phải chính là bôi Thu*c màu lên các mụn bỏng nước, làm che khuất hình dạng, gây ra nhiều khó khăn khi bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.

Cũng theo BS Dũng, bệnh TCM là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều nguy hiểm ở căn bệnh này là hiện chưa có vaccine ngừa bệnh, cũng như không có Thu*c điều trị đặc hiệu.

BS Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ cho biết, sắp tới sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các cơ sở giáo dục về thực hiện công tác phòng chống dịch TCM, đặc biệt là nhà trẻ trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giám sát phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/benh-tay-chan-mieng-gia-tang-559319.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY