Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh tim mạch nào thường gặp ở người lớn tuổi?

Năm nay tôi 57 tuổi, trước kia rất khỏe, tuy còn gần 3 năm nữa mới về hưu, nhưng gần đây tôi thường hay mệt vô cớ, tôi nghĩ chắc tôi bị bệnh tim mạch gì đó.
(Minh Trung - TP.HCM)

Ở điều kiện S*nh l* bình thường, cơ thể của con người trong chúng ta, lúc còn trẻ thì các cơ quan đều phát triển, khi đến xế chiều các cơ quan trong cơ đều lão hóa theo quy luật của thời gian, trong đó có hệ  tim mạch, các mạch máu dần dần bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi làm cho tim phải tăng hoạt động, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là cơ tim bị dày lên là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người lớn tuổi.

Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi là tình trạng xơ vữa động mạch làm cấu trúc mạch máu bị biến đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại. Những thay đổi này sẽ gây bệnh tăng huyết áp, các mạch máu bị xơ vữa hẹp lại sẽ gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim, hậu quả cuối cùng là suy tim.

Về nguyên nhân, do bắt đầu từ sự lão hóa của hệ thống tim và mạch, các mạch máu giảm tính đàn hồi, tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa mạch máu xuất hiện, làm cho lòng mạch hẹp lại, khiến cho tim tăng hoạt động để cung cấp máu đến tế bào tổ chức đặc biệt là ở não. Do vậy, dòng chảy của máu sẽ tăng lên, áp lực chảy tăng lên, đó là tiền đề dẫn đến tăng huyết áp, tăng hoạt động của tim, đặc biệt là tăng sức co bóp và số  lần co bóp của tim nên hậu quả cuối cùng dẫn đến suy tim. Do các mạch máu bị xơ cứng, giảm đàn hồi làm tim phải tăng hoạt động, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là tim bị dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim.

Về phòng bệnh, trước hết người bệnh cần thay đổi lối sống như: trong chế độ ăn tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ dẫn đến cholesterol cao trong máu, cholesterol cao sẽ đóng thành từng mảng ở thành mạch máu gâyvữa xơ động mạch, hậu quả là nhồi máu cơ tim. Giảm cân khi bị béo phì,  kiêng hoặc bỏ Thu*c lá, vì chất nicotin trong Thu*c lá làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy, tăng huyết cục, gây tổn thương thành mạch... Cần vận động cơ thể giúp tăng tiêu hao năng lượng,  làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vận động làm tăng sức mạnh của cơ bắp, làm tim và mạch máu đàn hồi tốt hơn, dẻo dai hơn. Người ít hoặc không vận động có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn so với người năng vận động, rèn luyện cơ thể. Tránh bị stress trong cuộc sống vì stress có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Kiêng rượu - bia, vì rượu - bia làm tăng huyết áp, tăng triglicerid gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bên cạnh phòng bệnh, anh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 6 tháng một lần, chú trọng đo điện tim, xét nghiệm mỡ trong máu.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/benh-tim-mach-nao-thuong-gap-o-nguoi-lon-tuoi-n114919.html)
Từ khóa: tim mach

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY