Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh tim mạch: Nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong trên toàn thế giới.

Gia tăng bệnh tim mạch và ngày càng trẻ hóa

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người Tu vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tim mạch vẫn đang ngày càng gia tăng. Ở nước ta hiện chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cộng đồng, nhưng thực tế bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh chóng. Hiện có khoảng 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Mỗi năm có khoảng 200.000 người Tu vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca Tu vong.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như bệnh mạch vành, động mạch não, bệnh động mạch ngoại biên thì hiện nay các bệnh này có thể gặp ở lứa tuổi dưới 40, thậm chí dưới 30 tuổi. Tỷ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc bệnh. Theo thống kê của Viện Tim mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18 - 65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ Tu vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ Tu vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ hóa các bệnh lý tim mạch không lây nhiễm là do lối sống hiện đại theo xu hướng có hại cho sức khỏe như ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu, mỡ; ăn nhiều chất béo no; sử dụng Thu*c lá, bia rượu, nước uống có gas, stress; lười vận động… dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... và cuối cùng dẫn tới các biến cố tim mạch. Bên cạnh đó, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu. Béo phì dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá. Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sớm thì các bệnh lý tim mạch sẽ xảy ra sớm ở người trẻ. Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng là yếu tố làm trẻ hóa các bệnh tim mạch.


Bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa

Hệ lụy của bệnh tim mạch để lại rất nặng nề, không chỉ cho chính bản thân người bệnh mà còn là một gánh nặng cho xã hội.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

Tuổi tác: Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi hoạt động của tim càng kém hiệu quả, thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến quá trình bơm máu trở nên khó khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc tim mạch gia tăng theo độ tuổi.

Giới tính: Nhìn chung, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh nguy cơ mắc tim mạch sẽ gia tăng nhanh chóng. Bệnh lý tim mạch ở nữ giới cũng thường nặng hơn, có tỷ lệ Tu vong cao hơn, nhưng lại thường bị bỏ sót và đến muộn hơn so với nam giới.

Di truyền: Những người trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, ví dụ cha mẹ hoặc anh chị em đã từng gặp phải các vấn đề về tim mạch trước tuổi 55, thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bình thường. Ngoài ra những yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì cũng có thể mang tính chất di truyền.

Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

Béo phì và thừa cân: Việc thừa cân sẽ làm gia tăng tổng mức cholesterol trong máu. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác, tiền đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...

Hút Thu*c lá: Hút Thu*c lá làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn khiến nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim... khiến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra hút Thu*c lá cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã bị chứng tăng huyết áp; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại vi... Nguy cơ đột tử của người hút Thu*c lá cao gấp 10 lần so với không hút Thu*c ở nam giới và gấp 5 lần ở nữ giới. Trên thực tế, có 30-40% các trường hợp ch*t vì bệnh mạch vành do hút Thu*c lá.

Uống nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch do làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não (nhất là xuất huyết não) và một số bệnh lý tim mạch khác.

Lười vận động: Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh đái tháo đường đồng thời giúp huyết áp ổn định. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm các động mạch linh hoạt hơn.


Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ chiên xào… khiến cơ thể tăng cholesterol, dẫn đến các bệnh về tim.

Bên cạnh đó, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh tim mạch nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ hóa các bệnh lý tim mạch là do lối sống hiện đại theo xu hướng có hại cho sức khỏe. Hệ lụy của bệnh tim mạch để lại rất nặng nề, không chỉ cho chính bản thân người bệnh mà còn là một gánh nặng cho xã hội.

Nhận diện các triệu chứng cần đi khám

Khi người bệnh có các biểu hiện sau cần đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời:

Mệt mỏi cực độ: Cảm giác mất hết sức lực, không còn sức để bê, vác, cầm một số đồ vật mà sức nặng chỉ có khoảng 5 đến 7kg.

Cơ thể đau nhức: Có cảm giác căng nhức xung quanh tất cả vùng ngực hay cảm thấy đau tức, bị chèn ép các vùng ở xương ức, vai, cổ…

Chóng mặt, buồn nôn: Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác chóng mặt, tiêu hóa không tốt, nôn mửa. Tuy người bệnh có cảm giác chịu được những cũng không nên xem nhẹ khi gặp phải hiện tượng này.

Đổ mồ hôi nhiều, liên tục, thường xuyên: Thường bị đổ mồ hôi trong các trường hợp không rõ nguyên nhân và ra mồ hôi nhiều: Toàn thân ướt đẫm, khiến sắc thái cơ thể, mặt mũi bị nhợt nhạt, mệt mỏi.

Khó thở: Hiện tượng khó thở, thở hổn hển khi giao tiếp, nói chuyện… Khi gặp hiện tượng này thì cần chú ý, vì đây là hiện tượng thường gặp nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim.

Cảm giác lo lắng, bồn chồn.

BS. Lê Xuân Bách

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-tim-mach-nguy-hiem-nhung-co-the-phong-ngua-n164316.html)
Từ khóa: bệnh tim mạch

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY