Tâm sự hôm nay

Bệnh tuổi học đường

Sự thay đổi trong quá trình phát triển và trưởng thành, tâm S*nh l* của trẻ em tuổi học đường luôn tạo ra các nguy cơ bệnh lý
học đường luôn tạo ra các nguy cơ bệnh lý, vấn đề về hành vi ở những thời điểm có thể dự đoán.

Hiểu biết thêm về những đặc điểm phát triển của nhóm tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp tích cực bảo vệ sức khỏe đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển và học tập tốt.

tuổi học đường

tuổi học đường được tính từ 7 tuổi trở đi, có đặc điểm phát triển trí thông minh nên trẻ tiếp thu nhanh mọi kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán. Bắt đầu phân biệt giới tính. Tâm S*nh l* và các chức năng xã hội bắt đầu chịu tác động trực tiếp của xã hội và môi trường.

Đặc điểm có khuynh hướng tự lập, nhưng hay bắt chước, nghe lời bạn hơn lời cha mẹ. Do vậy dễ bị tác động bởi môi trường xấu, còn lầm lẫn giữa tình yêu đôi lứa và bạn khác phái trong lớp. Dễ mất cân bằng tâm lý do chịu áp lực nặng nề về học tập.

Thời kỳ dậy thì: khoảng từ 11 tuổi trở đi là thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Trẻ lớn tối đa, các giới tính phụ trưởng thành nên có những thay đổi rất nhanh về dáng vẻ cơ thể bên ngoài. Điểm đáng chú ý ở thời ký này là có nhiều xáo trộn về tâm S*nh l*. Trẻ luôn trong trạng thái lo âu, sợ hãi về những biến đổi hình dáng, cơ quan Sinh d*c, có nhu cầu rất lớn được tâm sự, chia sẻ, hướng dẫn giải thích, và tự đi tìm tình thương, tình bạn, tình yêu. Rất tò mò, thích hành động táo bạo phiêu lưu nhưng lại muốn thể hiện tính độc lập do vậy trẻ dễ có những biểu hiện như: cách ăn mặc khác người, dùng chất gây nghiện (hút Thu*c, uống rượu, sử dụng chất kích thích), tham gia băng nhóm.

Đây là thời kỳ trẻ không được quan tâm về y tế nhiều nhất vì ít mắc bệnh hơn so với các nhóm tuổi khác. Trẻ không ưa đi khám bệnh, cũng chẳng thích vào bệnh viện. Tuy nhiên lại là giai đoạn nguy cơ cao đối với các vấn đề tâm lý và xã hội như trầm cảm, dùng chất gây nghiện, Tu tu, hoang thai, T*i n*n giao thông.

Trầm cảm: độ tuổi này có sự gia tăng cảm xúc, suy nghĩ cảm tính, bồng bột, háo thắng, nên dễ bị trầm cảm khi gặp những thất bại trong học tập, tình cảm. Nếu để ý có thể thấy những thay đổi trong kết quả học tập, quan hệ với gia đình, bè bạn như tụt hạng, bỏ học, hay cáu gắt, nổi loạn là những biểu hiện sớm. Mức độ nặng dẫn đến hành vi Tu tu . Nếu không được quan tâm chữa trị đúng mức, để lâu khó chữa khỏi và trở thành rối loạn tâm lý ở tuổi trưởng thành.

Tu tu: có xu hướng gia tăng hiện nay, xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Nguy cơ cao ở những trẻ đã từng Tu tu trước đó, rối loạn tâm lý và ở những trẻ nghiện ngập. Trẻ thường uống các Thu*c đi mua và hóa chất bảo vệ thực vật vì những thứ này dễ mua hoặc có sẵn.

Hành vi bạo hành học đường: có khuynh hướng gia tăng trong xã hội hiện đại, bao gồm những hành vi, cử chỉ khiếm nhã, trò chơi đùa cợt hoặc dùng lời nói khiếm nhã sỉ nhục, cô lập bạn bè. Nặng nề hơn là những trường hợp dùng sức mạnh nhằm đe dọa hay chống lại mà kết quả có thể gây thương tích hay ch*t người. Đây là hành vi chịu ảnh hưởng trực tiếp của truyền thông, kinh nghiệm cá nhân trong gia đình, xã hội, trường học. Cần lưu ý nguy cơ xảy ra ở những trẻ đã từng đánh nhau, mang vũ khí trong người, bị lạm dụng T*nh d*c, hoặc có những sự cố trong học tập như bị chế nhạo hay học lực kém.

Rối loạn ăn uống: những biểu hiện chán ăn hoặc ăn nhiều là dạng rối loạn tâm lý chưa xác định được nguyên nhân nhưng người ta nhận thấy thường xảy ra ở trẻ gái có tâm lý sợ mập, hoặc những trẻ trước đây thường mẫu mực, học khá giỏi. Biểu hiện ăn nhiều thường gặp hơn là chán ăn, có thể dẫn đến hậu quả béo phì, bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa sau này. Chán ăn kéo dài có thể dẫn đến suy kiệt, hệ quả sau khi phục hồi có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt nhiều năm sau.

Nghiện ngập: trẻ mới lớn thường bắt chước theo người lớn cả những việc như: hút Thu*c, uống rượu, dùng Thu*c kích thích, M* t*y. Lúc đầu chỉ là bắt chước do ảnh hưởng của những yếu tố xã hội, bạn bè nhưng khi trở nên nghiện ngập thì chịu nhiều yếu tố tâm lý, sinh học. Những dấu hiệu sớm như có triệu chứng tâm lý, học kém hơn, thay đổi thói quen hàng ngày, thường xuyên xảy ra T*i n*n, có khi chỉ biểu hiện thường có vấn đề về hô hấp. Hậu quả trẻ không tăng cân, bị rối loạn kinh nguyệt ở trẻ gái do tổn thương trục hạ đồi tuyến yên buồng trứng. Về lâu dài là tiền đề đưa trẻ đến với tội phạm.

Hành vi tính dục trước hôn nhân: theo xu hướng phát triển của xã hội và truyền thông, tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn, tuổi kết hôn của phái nữ trễ hơn. Nếu không được giáo dục giới tính và các biện pháp ngừa thai sẽ xảy ra những tình huống như có thai ở tuổi vị thành niên hoặc mắc phải những bệnh lây lan qua đường T*nh d*c: giang mai, lậu, HIV….

Hình thành các thói quen tốt cho trẻ bằng cách kết hợp giáo dục sức khỏe trong chương trình học ở trường và trên các phương tiện truyền thông, nhằm tác động dần dần trên cả 3 bình diện thói quen gia đình, nhà trường và cả cộng đồng.

Nhà trường cần quan tâm, trang bị đầy đủ các điều kiện vệ sinh như: nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh, xà bông rửa tay, trang thiết bị học tập phù hợp như bàn ghế đúng tiêu chuẩn nhân trắc cho trẻ em, phòng học đầy đủ ánh sáng. Đưa vào chương trình giáo dục sức khỏe giới tính cho những lớp cuối cấp, tuyên truyền hướng dẫn những biện pháp ngừa thai. Cần có đơn vị y tế điều trị chuyên cho lứa tuổi này để kịp thời tham vấn cho trẻ về các vấn đề sức khỏe và xã hội.

Xã hội cần có những biện pháp phòng ngừa đối với lứa tuổi này bằng những hoạt động ngoại khóa bổ ích như thể thao, câu lạc bộ vui chơi, giải trí lành mạnh. Tổ chức học chữ, học nghề, hướng nghiệp và tìm việc làm. Có biện pháp kiểm soát các chất gây nghiện. Tạo môi trường sống an toàn cho trẻ: tăng cường giáo dục sức khỏe cho phụ huynh về đặc điểm tâm S*nh l* của lứa tuổi này, hỗ trợ để tạo cho trẻ sự tin tưởng, an tâm đối với gia đình, giúp trẻ vượt qua những thất bại và nghịch cảnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-tuoi-hoc-duong-12583.html)

Tin cùng nội dung

  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.