Sở dĩ Bộ Y tế đưa ra ý kiến này là bởi theo quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 33/NQ- CP ngày 19/5/2019 của Chính phủ về thí điểm tự chủ của 4 BV thuộc Bộ Y tế thì giá dịch vụ KCB BHYT áp dụng theo giá dịch vụ KCB BHYT do Bộ Y tế ban hành.
Giá dịch vụ y tế theo yêu cầu Bộ Y tế ban hành khung, giá dịch vụ KCB theo yêu cầu tính đủ các yếu tố chi phí hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, có tích luỹ trên cơ sở tham khảo giá của các BV tư nhân và các BV có vốn đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam. BV được quyết định giá dịch vụ y tế đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trong phạm vi khung, giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết theo quy định của pháp luật về giá”.
Như vậy giá khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở KCB của Nhà nước phải áp dụng theo giá, khung giá do Bộ Y tế ban hành.
Bộ Y tế yêu cầu BV Bạch Mai không điều chỉnh tăng giá các dịch vụ KCB tại BV
do diễn biến của dịch bệnh covid-19 đang phức tạp, tác động không nhỏ đến đời sống của người dân nên bộ y tế chưa ban hành thông tư qui định khung giá dịch vụ kcb theo yêu cầu đối với các cơ sở y tế công lập, chưa có báo cáo trưởng ban chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến về việc điều chỉnh giá dịch vụ trong năm 2021 (kể cả giá dịch vụ kcb theo yêu cầu, giá dịch vụ kcb bhyt).
Do đó, bộ y tế yêu cầu bv bạch mai không điều chỉnh tăng giá các dịch vụ kcb tại bv, kể cả các dịch vụ kcb theo yêu cầu cho đến khi bộ y tế ban hành khung giá kcb (bao gồm giá kcb theo yêu cầu). việc bộ y tế kịp thời ra văn bản này nhận được sự đón nhận của nhiều người dân.
Trước đó, theo công bố của BV Bạch Mai, bệnh nhân do giáo sư khám sẽ phải trả 550.000 đồng/ lượt, phó giáo sư là 450.000 đồng/lượt, giá giường dịch vụ (bao gồm gói chăm sóc toàn diện) cũng tăng lên, tùy loại phòng bệnh dao động từ 1,39-3,3 triệu đồng/giường bệnh.
Ngay sau khi công bố, mức giá này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân. vì mức giá này tăng gấp 1,5-2 lần so với giá hiện hành và người dân vẫn băn khoăn vì sao bv công lại được thu tiền kcb (dù là dịch vụ theo yêu cầu) cao đến vậy. đặc biệt, việc bv bạch mai tăng giá kcb, nhiều người dân, nhất là những người có thu nhập thấp đã bày tỏ lo lắng khi nhận được thông tin này. nhiều người dân, người bệnh cho rằng, bv bạch mai tăng giá kcb trong thời điểm này là chưa phù hợp với tình hình thực tế, khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, thị trường lao động việc làm thì bấp bệnh…
Ý kiến về mức giá kcb mới của bv bạch mai, bạn đọc l.d. viết: “trong tình hình cả nước khó khăn vì dịch, kinh tế thì lạm phát, người dân thì điêu đứng vì dịch bệnh hoành hành, bv lại nôn nóng tăng giá kcb ngay vào thời điểm này là không hợp lý. tăng giá kcb, bv này làm được thì bv khác cũng làm được. may có sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của bộ y tế”.
Trong khi đó, một bạn đọc có tên S.K.L.V. cho rằng, với lịch sử xây dựng và phát triển hơn 100 năm, BV Bạch Mai là BV công lập 100% vốn Nhà nước được đầu tư bằng tiền thuế đóng góp của Nhân dân và xã hội. Nhưng nay, Giám đốc BV phê duyệt mức giá áp dụng từ ngày 1/4/2021 mà không dựa trên bất kỳ cơ sở nào là đồng nghĩa với việc giám đốc và ban lãnh đạo BV đang tự coi họ là các cổ đông của BV này.
Theo quy định, giá dịch vụ KCB được tính đúng tính đủ sẽ được xây dựng theo khung giá bao gồm: Hoá chất, vật tư tiêu hao, Thu*c, dịch truyền, máu, kỹ thuật, thủ thuật, khấu hao máy móc thiết bị, nhân công trực tiếp, nhân công gián tiếp và cả thương hiệu của BV,... Khung giá sẽ do Chính phủ giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính xây dựng, UBND tỉnh, các BV căn cứ vào khung giá chung, căn cứ vào khả năng cung cấp dịch vụ của BV để quyết định áp dụng giá cho BV nhưng không được vượt quá khung giá chung do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành.
BV Bạch Mai là một trong 4 BV được Chính phủ giao thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện trong 2 năm. Theo đó, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ phải ban hành khung giá dịch vụ KCB, đồng thời phải có hướng dẫn về tự chủ công tác tổ chức, cán bộ. Để có hiệu quả vận hành như các nước tiên tiến đã làm thì người ta không xây dựng giá dịch vụ đơn thuần mà phải xây dựng các gói dịch vụ theo DRG hoặc áp dụng mô hình thanh toán theo định suất để bảo đảm tính công bằng, hiệu quả. “Nay, BV tự đưa ra bảng giá các dịch vụ mà không được cấp có thẩm quyền thông qua thì vấn đề đặt ra là hạch toán thu - chi sẽ như thế nào khi toàn bộ hệ thống BV công: Cơ sở vật chất, nhà cửa, trang thiết bị, con người và cả thương hiệu BV đã được đầu tư bằng nguồn thuế đóng góp của toàn dân, ngân sách Nhà nước hàng trăm năm nay”-bạn đọc S.K.L.V. bày tỏ.
Cũng không đồng tình mức giá trên, bạn đọc T.T. viết: "BV Bạch Mai là BV công lập, là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân cả nước, mỗi thay đổi về viện phí sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Đến ngay cả BV tư muốn đưa giá cao cũng phải được phê duyệt, chứ đây là BV công, được Nhà nước đầu tư xây dựng, mà đưa giá cao thế này, đến công chức, người lao động với mức thu nhập như hiện nay thì làm sao họ có thể vào được BV, chứ chưa nói đến người dân ở vùng quê...".
Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế Nguyễn Nam Liên cho biết, giá dịch vụ y tế thông thường mới đang thu trực tiếp cấu thành nên chi phí dịch vụ và tiền lương của y bác sĩ, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản của BV. Do đó mức giá dịch vụ theo yêu cầu (được tính đúng tính đủ, có cả lợi nhuận và tích lũy) nên cao hơn giá thông thường.
Trước đó, bộ y tế đã xây dựng hướng dẫn về tiêu chuẩn phòng dịch vụ theo yêu cầu và khung giá dịch vụ theo yêu cầu, trong đó quy định giá khám bệnh theo yêu cầu (sử dụng tài sản công để làm dịch vụ) không vượt quá 500.000 đồng/ lượt khám, giá giường bệnh từ 1,3-4 triệu đồng/ngày giường. tuy nhiên, do tình hình dịch covid-19 nên thủ tướng đã yêu cầu không điều chỉnh giá viện phí, trong đó có cả giá dịch vụ theo yêu cầu. do đó, hiện hướng dẫn này chưa được ban hành. vì chưa ban hành quy định, nên các bv vẫn đang áp dụng giá cũ, có nơi giá khám theo yêu cầu cao hơn cả giá trần dự kiến trong khung. nếu có khung giá, các bv có thể phải điều chỉnh về dưới khung, khi đó người bệnh "dễ thở" hơn.
Văn phòng Chính phủ có công văn số 655/VPCP ngày 27/01/2021 thông báo ý kiến của Thu tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành về công tác điều chỉnh giá năm 2021, trong đó đã chỉ đạo: Các bộ, ngành địa phương và cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao triển khai tập trung các biện pháp sau:
Tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác dự báo, phân tích giá cả, cung cầu thị trường và nâng cao chất lượng xây dựng các kịch bản điều hành giá theo tháng/quí/năm để có phương án điều hành giá phù hợp từng giai đoạn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong đó, chú trọng việc đánh giá, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trường hợp xem xét điều chỉnh trong năm 2021 cần chủ động tính toán, đánh giá liều lượng và mức độ điều chỉnh cho phù hợp và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến chỉ đạo kịp thời.