Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ thông tin về 3 bệnh nhân cao tuổi nhiễm COVID-19 ở thể nặng phải dùng máy thở

MangYTe – Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, đến ngày hôm nay, mặc dù 3 bệnh nhân cao tuổi nhiễm COVID-19 phải dùng máy thở nhưng chỉ số sinh tồn đã ổn định.

Ngày 24/3, đoàn công tác đột xuất của Bộ Y tế đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội).

Tại buổi làm việc, Ths.BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2) cho hay, hiện khoa Hồi sức tích cực đang điều trị 3 trường hợp nhiễm COVID-19 ở thể nặng.

Diễn biễn của bệnh nhân được khoa thường xuyên cập nhật, báo cáo hội đồng chuyên môn. Đầu tiên là nữ bệnh nhân 64 tuổi người Việt Nam hiện đang được duy trì máy thở ECMO và thở máy, các chỉ số sinh tồn ổn định nên việc thở máy đang giảm dần.

Thứ hai, bệnh nhân người Anh đang điều trị ở khoa Hồi sức cấp cứu ngày thứ 9. Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân này ổn định, giảm dần thở máy.

Quang cảnh buổi làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2. Ảnh: Bảo Loan

Trường hợp thứ ba là bệnh nhân người Việt 50 tuổi. Hôm nay là ngày thứ 3 bệnh nhân này điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và bước sang tuần thứ 2 bệnh ở thể nặng. Chỉ số sinh tồn của bệnh nhân này ổn định dần và đã kết thúc lọc máu. Các diễn biến đặc biệt sẽ được khoa tiếp tục báo cáo.

ThS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đang điều trị cho 46 bệnh nhân dương tính COVID-19. Trong đó, có 34 người Việt Nam, 5 công dân Anh, 1 công dân Mexico và 1 công dân Đức.

Có 348 trường hợp có các triệu chứng ho, sốt, đang được cách ly và xét nghiệm, sàng lọc hàng ngày.

ThS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 phát biểu tại buổi làm việc.

ThS.BS Phạm Ngọc Thạch cho biết: "Bệnh viện đã có 2 giai đoạn điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. Giai đoạn đầu chủ yếu là bệnh nhân ở nhóm người trẻ tuổi. Giai đoạn thứ 2 thì đông hơn, bệnh nhân ở nhiều độ tuổi nhưng chủ yếu là bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy, diễn biến bệnh của nhóm bệnh nhân ở giai đoạn 2 cũng khó khăn hơn".

"Được chỉ đạo của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, thời gian qua, bệnh viện luôn tuân thủ các chỉ đạo trong khu cách ly, khu điều trị, tuân thủ chỉ định của Bộ Y tế trong điều trị, phân luồng, cách ly bệnh nhân.

Tuy nhiên, do mật độ bệnh nhân ở giai đoạn 2 nhiều hơn giai đoạn 1 và diễn biến phức tạp hơn nên trong nhóm tập thể y bác sĩ tiếp xúc bệnh nhân đã có 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng dương tính với COVID-19. Đó thực sự là điều đáng buồn", ThS.BS Phạm Ngọc Thạch cho hay.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ y, bác sĩ trong thời gian qua đã nỗ lực, cống hiến trong công tác thu dung, tiếp nhận và điều trị các ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao công tác thu dung điều trị của bệnh viện, đặc biệt là các ca nhiễm COVID-19 ở thể nặng, có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn hy vọng, trong thời gian tới, bệnh viện tiếp tục theo dõi điều trị, hội chẩn các bệnh nặng theo đúng phác đồ điều trị và chỉ định của Bộ Y tế, qua đó giảm các trở ngại liên quan đến biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân đang điều trị.

Bảo Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-vien-nhiet-doi-tu-thong-tin-ve-3-benh-nhan-cao-tuoi-nhiem-covid-19-o-the-nang-phai-dung-may-tho-20200324151901088.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY