Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh viện C Đà Nẵng đủ năng lực xét nghiệm COVID-19

(MangYTe)- Từ khi Bệnh viện C Đà Nẵng hoạt động trở lại, trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận từ 700-1.000 người đến khám, chữa bệnh.

Sáng 20-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 Bộ Y tế tại Đà Nẵng và đoàn công tác đã trao giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR cho Bệnh viện C Đà Nẵng.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng và là ngày vui đối với cán bộ và nhân viên y tế Bệnh viện C Đà Nẵng kể từ ngày nơi đây được dỡ bỏ phong tỏa.

Ông Sơn đề nghị lãnh đạo Bệnh viện C cần tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm, hỗ trợ cho y tế Đà Nẵng góp phần vào nâng cao năng lực xét nghiệm sàng lọc của thành phố.


Bệnh viện E Hà Nội bị phong toả sáng 20-8 do có 1 ca mắc COVID-19 điều trị tại đây. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

BS CKII Nguyễn Trọng Thiện, Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng, cho biết từ ngày bệnh viện hoạt động trở lại, trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 700-1.000 người đến khám, chữa bệnh.

Công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phân luồng bệnh nhân từ xa được đặc biệt coi trọng. Với việc chính thức được trao giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2, bệnh viện sẽ góp phần nâng cao năng lực chống dịch hiệu quả cho cán bộ y tế và người dân.

Được biết, phòng xét nghiệm RT-PCR của Bệnh viện C Đà Nẵng được cán bộ Viện Pasteur TP.HCM tăng cường ra Đà Nẵng lắp đặt, hiệu chỉnh trong thời gian “thần tốc” 48 giờ.

Đà Nẵng hiện có 7 cơ sở xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2, trong đó 3 cơ sở xét nghiệm khẳng định là Bệnh viện 199 Bộ Công an, Bệnh viện C Đà Nẵng và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng.

Công suất xét nghiệm của Việt Nam nâng lên rõ rệt

Để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tăng sau thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng và một số địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo và thực hiện tăng năng lực xét nghiệm cho toàn bộ ngành y tế.

Trong giai đoạn chưa đầy 1 tháng từ 23-7 đến 13h ngày 19-8, hệ thống xét nghiệm của ngành y tế đã thực hiện xét nghiệm 390.490 mẫu (so với 426.718 mẫu được thực hiện từ khi dịch COVID-19 bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam cuối tháng 1-2020 đến 24-7), chiếm 47.8% tổng số mẫu xét nghiệm từ đầu dịch.

Theo đó, trong tuần đầu tiên mỗi ngày xét nghiệm 5.500 mẫu. Tuần thứ 2 trung bình mỗi ngày xét nghiệm 15.500 mẫu, gấp 2,7 lần so với tuần thứ 1. Tuần thứ 3 mỗi ngày xét nghiệm gần 25.000 mẫu, gấp gần 4 lần so với tuần  thứ 1 và gấp 1,6 lần so với tuần thứ 2.

Nếu so sánh với các giai đoạn trước của dịch COVID-19 ở Việt Nam, có thể thấy công suất xét nghiệm được nâng lên rõ rệt. Trong giai đoạn từ 22-2 tới 5-3, xét nghiệm được 3.094 mẫu, trung bình 70 mẫu/ngày.

Trong giai đoạn từ 6-3 đến 22-4, xét nghiệm được 182.109 mẫu, trung bình 3874 mẫu/ngày.

Trong giai đoạn từ 23-4 tới 22-7, xét nghiệm được 237.815 mẫu, trung bình 2631 mẫu/ngày.

Trong giai đoạn từ 23-7 đến 13h ngày 19-8 đã thực hiện 390.697 mẫu, trung bình 14.470 mẫu/ngày.

Bộ Y tế đã thành lập hệ thống hỗ trợ xét nghiệm tại 3 khu vực để giúp các địa phương nâng công suất xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam tính đến trưa ngày 20-8

(PLO)-Tính đến trưa 20-8, Việt Nam ghi nhận có 994 ca nhiễm COVID-19. Trong đó, 25 ca Tu vong và 533 ca đã được điều trị khỏi bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/benh-vien-c-da-nang-du-nang-luc-xet-nghiem-covid19-933112.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY