Tin tức hôm nay

Tin tức

Bệnh viện Cần Thơ quản lý người nhà bệnh nhân bằng dấu vân tay

Việc quản lý người nuôi bệnh bằng dấu vân tay giúp hạn chế thay đổi quá nhiều người nuôi bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện cũng như đảm bảo ANTT.

Với tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, để đạt mục tiêu cao nhất là bệnh viện an toàn trong phòng chống dịch, bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (bvđktưct) triển khai đồng loạt các biện pháp tăng cường, chủ động phòng ngừa tối đa, quyết tâm giữ vững an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Người nuôi bệnh quét dấu vân tay tại BVĐKTƯCT.

Học tập mô hình quản lý dấu vân tay người nuôi bệnh từ bệnh viện chợ rẫy (tp hồ chí minh), bvđktưct áp dụng phần mềm kiểm soát người nuôi bệnh bằng hệ thống nhận diện dấu vân tay với sự hỗ trợ của các chuyên gia công nghệ thông tin từ bv chợ rẫy.

Mỗi người bệnh khi có chỉ định nhập viện sẽ được một người nuôi đi cùng, trường hợp đặc biệt sẽ có ý kiến của khoa đang điều trị. người bệnh và người nuôi sẽ được xét nghiệm khẳng định sars-cov-2 bằng phương pháp real-time rt-pcr, đồng thời người nuôi bệnh được ghi nhận dấu vân tay tại khoa khám bệnh hoặc khoa cấp cứu.

Người nuôi bệnh quét dấu vân tay trước khi vào khu nội trú của BV.

Song song đó, hệ thống nhận diện dấu vân tay được đặt tại hệ thống thang máy và 5 vị trí thang bộ ở tầng 1 của bv. người nuôi bệnh đến vị trí đặt máy thực hiện quét dấu vân tay có sự kiểm soát của nhân viên bảo vệ, khi được máy quét chấp nhận sẽ lên thang máy hoặc thang bộ.

Trường hợp dấu vân tay không được ghi nhận sẽ không được phép di chuyển vào khu vực nội trú. khi có nhu cầu thay đổi người nuôi bệnh, người thay thế cũng sẽ được xét nghiệm sars-cov-2 bằng phương pháp real-time rt-pcr có kết quả âm tính và tiến hành xóa dữ liệu dấu vân tay của người nuôi bệnh trước đó, thay bằng dữ liệu của người nuôi bệnh mới.

Việc quản lý người nuôi bệnh bằng dấu vân tay góp phần phòng chống lây nhiễm covid-19 trong bv cũng như hạn chế các đối tượng xấu trà trộn để móc túi bệnh nhân.

Văn Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Quan-ly-nguoi-nuoi-benh-bang-dau-van-tay-de-phong-chong-COVID-19-642167/)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY